“Bà đỡ” giúp nông dân Kbang phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) trở thành “bà đỡ” giúp các hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập

Nhiều mô hình hiệu quả

Ông Nguyễn Tô (thôn 1, xã Nghĩa An) là 1 trong 10 hội viên được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND huyện để trồng vải theo hướng tiêu chuẩn VietGAP. Ông dùng số tiền này đầu tư hệ thống ống tưới tiết kiệm nước, mua phân bón cho vườn vải hơn 400 cây được trồng cách đây 2 năm. Vụ vừa qua, ông thu được hơn 7 tấn quả từ 200 cây vải đang trong giai đoạn kinh doanh. Với giá bán 25.000 đồng/kg, ông thu được gần 180 triệu đồng.

Ông Tô cho rằng, nguồn vốn vay từ Quỹ HTND phần nào giúp hội viên ở những thời điểm khó khăn. Mặt khác, lãi suất cho vay thấp hơn so với nhiều ngân hàng mà còn không phải lo đáo hạn đã giúp người dân yên tâm đầu tư phát triển lâu dài. Trong 2 năm tới, khi cả 400 cây vải cho thu hoạch thì ông sẽ trả hết nợ vay.

Từ nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, ông Nguyễn Tô (thôn 1, xã Nghĩa An) đầu tư chăm sóc vườn vải thiều nhằm nâng cao năng suất, thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, ông Nguyễn Tô (thôn 1, xã Nghĩa An) đầu tư chăm sóc vườn vải thiều nhằm nâng cao năng suất, thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Võ Văn Hải-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa An-cho biết: Quỹ HTND huyện vừa giải ngân 500 triệu đồng cho 10 hộ dân vay để đầu tư trồng 10 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha. Với giá bán 25-28 ngàn đồng/kg, người trồng vải có thu nhập cao gấp 3 lần so với trồng mía. Trước đó, cũng từ nguồn quỹ này, Hội Nông dân huyện đã hỗ trợ 5 hộ vay (30 triệu đồng/hộ) để triển khai dự án nuôi bò sinh sản. Từ bước đệm này, các hộ đã nỗ lực phát triển chăn nuôi, ổn định kinh tế, có thời điểm đàn bò lên đến 44 con. “Nguồn vốn Quỹ HTND giúp nhiều hộ dân có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả. Nhiều hội viên nhờ đó đã vươn lên làm giàu”-ông Hải cho hay.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn dứa mật đang vào vụ thu hoạch, chị Trần Thị Bích (làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng) cho biết: Trước đây, trên phần diện tích này, gia đình chị trồng bạch đàn nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Năm 2021, chị chuyển sang trồng 4 sào dứa mật, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng từ tiền bán quả và cây giống. Từ vốn vay hỗ trợ hội viên nông dân 30 triệu đồng, chị mở rộng thêm 3 sào dứa, hiện đang bắt đầu cho quả. Theo chị Bích, cây dứa chịu hạn, ít tốn công chăm sóc, trồng 1 lần nhưng thời gian thu hoạch kéo dài 6-7 năm.

Ông Trịnh Xuân Đồng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng-khẳng định: Nguồn Quỹ HTND đã đáp ứng nhu cầu vốn vay cấp thiết của hội viên, giúp họ chủ động trong phát triển kinh tế. Đơn cử như việc hỗ trợ 10 hộ dân làng Pờ Ngăl vay 400 triệu đồng triển khai dự án nuôi cá nước ngọt kết hợp với trữ nước phục vụ tưới cho cây trồng đã giúp nhiều hộ dân tăng thêm thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng, cũng từ nguồn Quỹ HTND huyện, 7 hộ dân làng Bờ-Chư Bâu được vay 210 triệu đồng để mua xe tải vận chuyển mía. Nhờ kinh doanh hiệu quả, nhóm hộ này tiếp tục đầu tư thêm 1 chiếc xe nữa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển mía của bà con. Mỗi năm, doanh thu từ dịch vụ vận tải của nhóm đạt hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 600 triệu đồng.

Cùng với đó, Quỹ Hội Nông dân cơ sở cũng hỗ trợ 48 triệu đồng cho 3 hộ dân làng Kdâu vay để trồng cây ăn quả, trồng dứa mật. Câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã cũng góp hơn 83 triệu đồng hỗ trợ các hội viên khó khăn vay để phát triển sản xuất. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tìm giải pháp hỗ trợ hội viên thông qua việc tăng cường liên kết tạo thị trường đầu ra ổn định, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống”-ông Đồng cho hay.

Từ vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, chị Trần Thị Bích (làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng) mở rộng diện tích trồng dứa để tăng thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân, chị Trần Thị Bích (làng Kdâu, xã Kông Lơng Khơng) mở rộng diện tích trồng dứa để tăng thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Trao đổi với P.V, ông Hồ Viết Cảm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang-thông tin: Nhiệm kỳ 2018-2023, Quỹ HTND huyện đã vận động được hơn 1,3 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn 2 cấp vận động lên 3,7 tỷ đồng. Thông qua đó, Hội Nông dân huyện đã triển khai quay vòng từ các nguồn Quỹ HTND xây dựng được 32 dự án với doanh số cho vay hơn 8 tỷ đồng/344 lượt hộ vay và giải quyết việc làm hơn 400 lao động. Mặt khác, Hội Nông dân huyện còn tích cực phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tạo nguồn quỹ theo phương châm xã hội hóa, tranh thủ tối đa nguồn vốn vận động từ các tổ chức và cá nhân. Mặt khác, chú trọng xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản thành lập chi hội nghề nghiệp, hợp tác xã, đưa các cây trồng, vật nuôi chủ lực vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu hội nhập”-ông Cảm thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.