Krông Pa: Báo động tình trạng đuối nước trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Krông Pa liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước khiến 4 trẻ em tử vong. Tình trạng đuối nước trẻ em đang ở mức báo động, đặc biệt khi kỳ nghỉ hè đang đến gần.

Chúng tôi vừa cùng các giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Phú Cần) đến thăm hỏi và trao số tiền hơn 11 triệu đồng cho gia đình em Kpă H'Điếp (buôn Bluk, xã Phú Cần). Em H'Điếp bị tai nạn đuối nước ngày 18-4. Đây là số tiền do cô giáo Nguyễn Thị Hương kêu gọi những nhà hảo tâm hỗ trợ. Nhận số tiền hỗ trợ, chị Kpă H'Yưp (mẹ của H'Điếp) vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót khi mất đi đứa con gái.

Chị H'Yưp kể: Chiều 18-4, H'Điếp cùng nhóm bạn đi tắm trên đoạn sông Ba thuộc địa phận xã Ia Rmok. Trong lúc tắm, cháu không may bị sẩy chân ra vùng nước sâu dẫn đến đuối nước.

Chị Kpă H'Yưp (bìa phải, mẹ cháu H'Điếp) vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót khi mất đi đứa con gái. Ảnh: L.N

Chị Kpă H'Yưp (bìa phải, mẹ cháu H'Điếp) vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót khi mất đi đứa con gái. Ảnh: L.N

Ông Ksor Lik-Trưởng thôn Bluk-cho biết: “Qua vụ việc này, Chi bộ chỉ đạo các đoàn thể trong buôn tập trung tuyên truyền người dân chủ động phòng tránh đuối nước ở trẻ em”.

Còn ông Nguyễn Khắc Dưng-Chủ tịch UBND xã Phú Cần thì cho hay: Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình. “Hàng năm, UBND xã đã chỉ đạo các thôn, buôn, trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích cho các em học sinh cũng như người dân. Đồng thời, cắm các biển báo nguy hiểm ở những khu vực dễ xảy ra đuối nước, khu vực nguy hiểm và chỉ đạo cho các trường quán triệt đến các em học sinh”-ông Dưng thông tin thêm.

Trước đó, vào khoảng 13 giờ ngày 3-3, các cháu Ksor HƯớc (SN 2009), Ksor Phin (SN 2013) và Ksor Tươn (SN 2013, cùng trú tại buôn Tơ Nia, xã Chư Gu) đi lấy nước và tắm khu vực Trạm bơm sông Ba. Đến khoảng 15 giờ 30 phút, ông Ksor Choan-bố của cháu Phin không thấy con ở nhà nên đã ra sông Ba tìm thì phát hiện Phin và 2 cháu trên đã tử vong tại khu vực Trạm bơm nước cũ (không còn hoạt động) trên sông Ba. Sau đó, dân làng cùng chính quyền địa phương đã đưa thi thể 3 cháu về để gia đình lo hậu sự.

Hồ bơi hút khách trong những ngày hè nóng bức. Ảnh: Lê Nam

Hồ bơi hút khách trong những ngày hè nóng bức. Ảnh: Lê Nam

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 4 trường hợp trẻ tử vong do đuối nước tại 2 xã Chư Gu và Phú Cần. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là tử vong do đuối nước, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ, quản lý trẻ em. Đồng thời, triển khai chiến dịch truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học, cơ sở giáo dục trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đặc biệt là những nơi có nhiều nguy cơ gây tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em và nơi có số trẻ em bị tai nạn, thương tích, đuối nước cao.

Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai rà soát các khu vực nguy cơ xảy ra đuối nước và cắm biển báo nguy hiểm ở những đoạn sông, suối, hồ ao, khu vực để xảy ra tai nạn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết.

Theo ông Đãng, ngành Giáo dục và Đào tạo cần trang bị cho các em học sinh kỹ năng bơi lội và xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước. Tuyên truyền trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm, không rủ nhau đi tắm ao hồ, sông suối, đặc biệt nếu không biết bơi thì không nên chơi ở khu vực gần hồ, ao sâu nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 4 (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), bà Nguyễn Thị Lan đã nỗ lực cùng tập thể triển khai hiệu quả các mặt công tác, góp phần xây dựng địa bàn khu dân cư ổn định, phát triển.

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

(GLO)- Hưởng ứng lễ phát động ra quân xây dựng nông thôn mới năm 2024, hơn 140 cán bộ, nhân dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn đã thực hiện nhiều phần việc thiết thực, góp phần cải thiện cảnh quan của xã thêm sạch, đẹp.

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

(GLO)- Sáng 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi giai đoạn 2019-2024; trưng bày, giới thiệu sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 và trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật phòng-chống bạo lực gia đình”.

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

(GLO)- 1. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định rằng: Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang. Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo.