Về Đak Pơ nhớ Trung đoàn 96

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi khi tổ chức kỷ niệm Chiến thắng Đak Pơ, thế hệ trẻ lại tìm đến những cựu chiến binh của Trung đoàn 96 để được nghe kể về trận phục kích đánh chặn địch vào tháng 6-1954. Tuy nhiên, có thể còn nhiều người chưa được tường tận về truyền thống anh hùng của Trung đoàn 96.

Đó là một trong những trung đoàn chủ lực, thiện chiến đầu tiên của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam; nhiều tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành từ Trung đoàn này.

Đài tưởng niệm Đak Pơ.
Đài tưởng niệm Đak Pơ.

Trung đoàn 96 được thành lập ngày 6-3-1946, ban đầu gồm những đơn vị Nam tiến sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) hợp thành. Tùy theo nhiệm vụ từng giai đoạn, Trung đoàn có nhiều tên gọi khác nhau: Chi đội 2 Giải phóng quân, Trung đoàn 7 Vệ Quốc quân, Tiếp phòng quân Đà Nẵng và Trung đoàn 96. Có lúc đây là đơn vị độc lập của Quân khu 5, có khi nằm trong đội hình của Sư đoàn 305 hay Sư đoàn 309 (Quân đoàn 4).

Trong suốt chiều dài hơn 70 năm truyền thống, Trung đoàn 96 đã lập được nhiều chiến công. Từ năm 1946 đến 1947, với tên Tiếp phòng quân Đà Nẵng (hay Trung đoàn Thái Phiên), Trung đoàn 96 đã tham gia trận chiến 107 ngày đêm giam chân giặc Pháp khi chúng tấn công đánh chiếm Đà Nẵng và được mệnh danh là “lá chắn” của Đà Nẵng mùa Đông năm 1947. Tiếp đó là đánh chặn địch ở đèo Hải Vân, đốt kho xăng Liên Chiểu. Nổi bật nhất là chiến thắng Đak Pơ ngày 24-6-1954, đánh tan Binh đoàn Cơ động 100 của thực dân Pháp. Đây được ví như chiến thắng “Điện Biên Phủ” thứ 2 ở chiến trường Bắc Tây Nguyên. Sau Hiệp định Genève năm 1954, đơn vị nằm trong đội hình Sư 305 tập kết ra miền Bắc tham gia xây dựng kinh tế. Chiến tranh chống Mỹ bùng nổ, Trung đoàn tiếp tục vào chiến trường Khu 5, Tây Nguyên lập nhiều chiến công, tham gia giải phóng Đà Nẵng…

Sau giải phóng, đơn vị nằm trong đội hình Sư đoàn 309 tham gia chiến trường 479-Campuchia, tiếp tục viết thêm truyền thống anh hùng.

Trung đoàn 96 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2001, đồng thời có 4 tập thể, 6 cá nhân của Trung đoàn được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trung đoàn 96 luôn tự hào là cái nôi của các tướng lĩnh tài ba của quân đội ta như: Thượng tướng Đàm Quang Trung-nguyên Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 96; Thượng tướng Nguyễn Minh Châu-nguyên Trung đoàn trưởng trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 ở Tây Nguyên và chỉ huy đánh trận Đak Pơ… Như duyên định, có nhiều cựu chiến binh của các thế hệ chiến sĩ Trung đoàn 96 sau giải phóng đã chọn Gia Lai là nơi định cư. Hàng năm, họ vẫn hành hương về chiến trường xưa, nơi có Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ để ôn lại truyền thống của Trung đoàn.

Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.