Chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 113/TB-VP, ngày 7-9-2022, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi làm việc với các địa phương phía Đông tỉnh để chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt gắn phát triển du lịch và các nội dung có liên quan đến công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích.

Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh, phân cấp quản lý đảm bảo chuyên môn, bổ sung nhiệm vụ, đề xuất bổ sung biên chế để triển khai nhiệm vụ theo quy định.

Trước đó, Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo được UBND thị xã An Khê thành lập năm 2009 dưới tên gọi Tổ quản lý di tích Tây Sơn Thượng đạo, trực thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã; biên chế gồm 3 người thực hiện theo chế độ hợp đồng. Sau nhiều đợt khai quật, sưu tầm, tại đây hiện đang lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật có giá trị, đặc biệt là hơn 5.000 hiện vật thuộc Sơ kỳ Đá cũ và khoảng 1.000 hiện vật thuộc giai đoạn đá mới.

Gần đây, ngày 18-1-2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với đó, trên địa bàn thị xã An Khê, di tích khảo cổ học Rộc Tưng, Gò Đá cũng đang được gấp rút hoàn thành hồ sơ để nâng hạng từ cấp quốc gia lên di tích quốc gia đặc biệt, trong năm nay.

 

 NGUYỄN QUANG TUỆ

 

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.