Hẻm phố Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mỗi khi cuộc sống bộn bề suy nghĩ, tôi lại lang thang trong những con hẻm nhỏ của Pleiku. Ở đấy, khác biệt hoàn toàn với phố xá bụi bặm bên ngoài, cuộc sống bình lặng, êm đềm như giúp tôi lấy lại sự cân bằng, an yên trong tâm hồn.
Chẳng ai biết hẻm được hình thành từ khi nào, phía sau những ngôi nhà mặt đường to rộng, lối đi nhỏ dẫn dắt sâu vào bên trong là cả một khu dân cư đông đúc. Cuộc sống trong hẻm nhỏ bình dị, thân thương, người đầu hẻm thân quen đến người cuối hẻm. Hàng ngày, ra vào trên lối đi chung nhỏ hẹp, mỗi lần gặp nhau, mọi người thường dừng lại để nhường đường, tươi cười chào hỏi. Sự tiếp xúc thường xuyên ấy tạo nên mối quan hệ cộng cư gần gũi, thân thiết. Ở những con hẻm thường tập trung lao động nghèo tứ xứ về làm ăn sinh sống. Dù khác nhau về phong tục, tập quán, tiếng nói, nhưng hàng xóm vẫn “tắt lửa, tối đèn có nhau”. Chuyện vui buồn gì xảy ra trong xóm thì gần như mọi người đều biết và chia sẻ. Cuộc sống của những người trong con hẻm không quá khác biệt, giai tầng cao thấp không quá rõ ràng. Nhiều gia đình sống nhiều thế hệ ở đây hoặc có nhà khi đủ điều kiện chuyển đi nơi khác rộng rãi hơn nhưng thi thoảng vẫn quyến luyến tìm về thăm xóm cũ.
Ông tôi lên Pleiku lập nghiệp từ trước khi đất nước thống nhất. Ông kể, khi ấy Pleiku còn vắng vẻ và hoang vu lắm. Ngày xưa, Pleiku chỉ có mấy con đường chính. Với địa hình dốc núi nên những con hẻm nhỏ cũng sâu hun hút. Trong những con hẻm ấy có khi một vài mái nhà, nhưng cũng có con hẻm nối thông với đường khác dài hun hút với rất nhiều mái nhà san sát nhau. Ông tôi chọn cho mình một mảnh đất ở cuối con hẻm ở khu chợ Nhỏ để định cư vì “sống trong hẻm yên tĩnh”. Và con hẻm nhỏ dốc cao, đầy đá cuội ấy là cả bầu trời tuổi thơ của tôi. Những ngôi nhà trong hẻm đều có một mảnh vườn rộng. Tôi nhớ mùa mưa nước chảy tràn về phía nhà ông, sâu trong vườn có con suối chảy qua. Nhiều hôm, nước suối dâng cao, nhưng cũng rút rất nhanh. Thời gian trôi đi, con người được sinh ra nhưng đất đai dần thu hẹp lại, những mảnh vườn xanh được thay bằng các ngôi nhà san sát nhau và xuất hiện thêm một vài con hẻm mới từ những khu vườn cũ. Đến mùa mưa, con suối bên cạnh vườn của ông nước cuồn cuộn như thác đổ bởi nhà cửa bê tông ken dày xung quanh đã thu hẹp dòng chảy, khu vườn của ông lại ngập trong nước...
Con hẻm trên đường Phan Đình Phùng (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Huy
Con hẻm trên đường Phan Đình Phùng (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Huy
Nhớ thời sinh viên trọ học ở TP. Hồ Chí Minh, những con hẻm ngang dọc, chồng chéo lên nhau khiến tôi không tài nào nhớ nổi. Chuyện đi lạc đường của tôi ở Sài thành diễn ra như cơm bữa, dù đã cầm theo bản đồ. Nhưng người ở hẻm phố Sài Gòn cũng giống như những người ở hẻm phố Pleiku, thương nhau bởi cái tình gần gũi. Nhớ nụ cười chú Ba bán trái cây ở đầu hẻm, sáng nào cũng vẫy tay: “Mấy đứa đi học đó hả?”. Bác Tám thì hay nấu thức ăn đem qua phòng trọ chúng tôi với nụ cười xởi lởi: “Tụi bây ăn đi, có sức mà học”. Có hôm, tôi bị sốt, mặt mày xây xẩm, ngã nhào, các cô chú chung tay đưa tôi đi bệnh viện, đến khi biết tôi không sao thì mọi người mới hết lo lắng. Nhìn khuôn mặt của các cô chú, trong lòng tôi cảm thấy thật ấm áp như đang ở trong con hẻm phố quê nhà. Những con hẻm nhỏ dù đi bất cứ thành phố nào cũng có thể tìm được, dù cuộc sống thay đổi, nhưng tình cảm của những con người trong đó vẫn rất chân tình và gần gũi.
Pleiku hiện tại vẫn còn những con hẻm lưu giữ ký ức thuở xưa. Như con hẻm số 9 ở đường Sư Vạn Hạnh, những con hẻm của xóm chợ Nhỏ. Bên trong con hẻm dốc, dài và hẹp chỉ đủ một xe máy đi là những ngôi nhà cũ kỹ được xây từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, tĩnh lặng, đầy rêu phong, đầy những hoài niệm của một thời quá khứ. Mặc cho cuộc sống bên ngoài phố xá đổi thay, sâu phía trong những con hẻm nhỏ vẫn giữ nguyên dáng vẻ một Pleiku xưa êm đềm, cổ kính. Để mỗi lúc đi xa, tôi lại nhớ về và thấy lòng mình bình lặng, an yên.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.