Hẻm phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hẻm dốc từ lâu đã trở thành “đặc sản” của phố núi Pleiku. Dù những con hẻm nơi đây chưa là nét đặc trưng như “ngõ nhỏ, phố nhỏ” ở Hà Nội hay những con hẻm nổi tiếng quy tụ dân cư chuyên một ngành nghề như ở Sài Gòn, nhưng những hẻm dốc quanh co, có khi hun hút như không điểm cuối của Phố núi cũng đã để lại nhiều kỷ niệm cho bao du khách khi đặt chân đến. 
“Phố núi Pleiku đẹp hơn nhờ những con hẻm dốc”-bạn tôi từng khẳng định thế. Chúng ta có thể check-in ở một góc phố cũ rồi đi dạo vòng quanh mới thấy hết cái hồn của phố. Không quá ồn ào, xô bồ mà lúc nào cũng chừa lại một khoảng không gian đủ để lòng người lắng lại và chiêm nghiệm.  
Tôi yêu những con hẻm dốc ngay từ buổi đầu tiên đến đây. Cũng giống như bao địa điểm khác của thành phố, những con hẻm quen thuộc mà tôi đi về những ngày xưa ấy đã gợi nhớ gieo thương, để mỗi lúc đi xa, nằm nghe gió lùa mát rượi buổi sáng hay chợt tiếng leng keng của xe rác tầm chạng vạng là tôi lại giật mình thao thức nhớ về Phố núi.
Tôi nhớ chị bán bắp luộc mỗi buổi sáng đạp xe ngang qua hẻm với tiếng rao khàn đục. Chiếc xe đạp cũ, túi gai treo trước cổ xe, đằng sau là chiếc thúng đầy ụ bắp phủ một lớp bao ni lông giữ hơi nóng. Mỗi khi có người mua, chị phanh xe “kít” rồi nhanh tay lấy bắp giao cho khách. Chị cười rất tươi, hỏi thăm khách vài câu như thể quen thân vậy. Từng giọt mồ hôi lặng rơi từ vầng trán vương vài sợi tóc dính nước. Chị không phải là cư dân của thành phố này. Nhà chị ở quê, cách chừng hai mươi cây số.
Đầu mỗi con hẻm dốc thường có bóng cây xanh. Tôi từng đôi lần dừng lại dưới tán cây chưa kịp biết tên, hoa trắng li ti rụng đầy mặt đất. Một bà già bán nước giải khát với gian hàng đơn sơ. Mấy chai nước ngọt có màu xanh đỏ mà bọn trẻ con đứa nào cũng thích. Đi học ngang qua, chúng thường đòi ba mẹ mua cho bằng được túi bim bim hay chai nước... Bà già bán ở đây từ bao giờ người ta không ai nhớ. Chỉ biết rằng ngày nắng cũng như ngày mưa, dưới tấm bạt cũ được căng lên, chằng níu tứ phía bà vẫn đon đả, cười nói với những người khách quen. Bà lặng thầm như hẻm phố, mưu sinh và lắng nghe cuộc sống trở mình.
Hẻm số 1 đường Lạc Long Quân (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyên Võ
Hẻm số 1 đường Lạc Long Quân (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyên Võ
Tôi làm quen với cô bán đồ chơi cho trẻ em ở hẻm dốc khác. Chị là người đàn bà thấp đậm nhưng mặn mà, tuổi ngoài năm mươi. Chị ở bên kia suối cạn. Cứ sáng sớm là lỉnh kỉnh túi to nhỏ đựng đầy đồ chơi với nhiều chủng loại, hình thù, màu sắc, vượt suối, ngược dốc về đây bày biện trên mảnh ni lông rộng hoặc treo lủng lẳng trên xe. Khách hàng của chị chủ yếu là phụ huynh đưa đón con cái học ở ngôi trường gần đó. Tiếng nói cười, tiếng hỏi thăm nhau xua tan cái nắng trưa hầm hập đang phủ tràn con hẻm...
Rồi một ngày dân cư xôn xao, bàn tán vì những con hẻm sẽ được nâng cấp, mở rộng. Vừa tiếc rẻ vu vơ vừa hào hứng. Cũng đúng thôi, những gì đã gắn bó, quá thiết thân thì dù sao đi nữa khi thay đổi, mất đi cũng cảm giác buồn níu. Huống chi từ trong những con hẻm dốc nhỏ, người ta vừa bước chân ra đường đã chạm mặt nhau cái tình, cái nghĩa hàng xóm lâu dần bền chặt. Họ đã quen với lối sống gần gũi, khép kín tách biệt với phố phường nhộn nhịp, ồn ào. 
Ngày khởi công cải tạo con hẻm, người hào hứng thu gom mấy tấm tôn rách rỉ sét dựng ở bờ rào bán cho đồng nát, rồi dọn dẹp đống xà bần nằm ngổn ngang, vương vãi. Mấy gốc cây to bị bão đánh bật năm nào nằm nép bên hẻm cũng được khuân đi để công nhân xây dựng tập kết vật liệu.
Ngày cuối năm, khi những vạt hoa dại tim tím nở tràn lối đi, hoa cúc quỳ rung rinh vàng rực, tôi trở lại Phố núi, đúng hơn là đi công việc, tạt vào thăm những con hẻm dốc... Tôi hỏi thăm cuộc sống vài người để nhận được nhiều nghĩ suy trăn trở và thay đổi tích cực. Thời gian không dài lắm, từ dạo đấy nhưng cũng đủ làm thay đổi hoàn cảnh sống một con người. Cụ bà bán nước giải khát đã yếu, nằm nhà. Chị bán bắp luộc không còn rong ruổi khắp hẻm phố nữa. Chị về quê chăn đàn gà, con heo sau khi con gái ra trường, có việc gần nhà. Cô hàng đồ chơi cũng nghỉ bán.
Hẻm dốc ở Phố núi từng ngày thay đổi. Những ngôi nhà hai bên hẻm được sửa sang, xây mới. Dọc những con hẻm điểm xuyết những luống hoa, bụi cây. Đứng ngẩn ngơ đầu hẻm nhìn hun hút vào sâu từng con dốc, tôi thấy lòng bâng khuâng, nhặt lấy chút kỷ niệm hôm nào để biết yêu hơn những ngày ít ỏi mình gắn bó ở Phố núi tình thân này. 
SƠN TRẦN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.