Mỹ trả báu vật văn học lâu đời nhất thế giới cho Iraq

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23.9, Mỹ trao trả cho Iraq một viên đất sét 3.500 năm tuổi mà trước đó tịch thu từ công ty Hobby Lobby.

Gilgamesh Dream Tablet đã bị chính quyền liên bang thu giữ từ Hobby Lobby vào năm 2019. Ảnh: U.S Immigration and Customs Enforcement
Gilgamesh Dream Tablet đã bị chính quyền liên bang thu giữ từ Hobby Lobby vào năm 2019. Ảnh: U.S Immigration and Customs Enforcement


Theo Live Science, viên đất sét trị giá 1,7 triệu USD, được gọi là "Gilgamesh Dream Tablet". Trên đó có khắc một phần của "Epic of Gilgamesh" - một trong những tác phẩm văn học lâu đời nhất thế giới, là thư tịch tôn giáo lâu đời thứ hai và từng bị cướp khỏi một bảo tàng ở Iraq sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ. Năm 2007, nó "xâm nhập" thị trường nghệ thuật Mỹ một cách bất hợp pháp.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng thủ công mỹ nghệ Hobby Lobby đã mua viên đất sét này trong một cuộc đấu giá năm 2014 và dự định trưng bày nó trong Bảo tàng Kinh thánh ở Washington D.C. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ đã thu giữ vật này vào năm 2019 và thông báo hồi tháng 7.2021 rằng họ sẽ bàn giao chính thức cho chủ nhân thực sự vì hiện vật đã được nhập vào nước Mỹ trái với luật liên bang.

Báu vật này sẽ được giao cho các quan chức Iraq tại Viện Smithsonian. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ trao trả khoảng 17.000 cổ vật khác từng bị buôn lậu ra khỏi Iraq.

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: "Bằng cách trả lại những vật thể bị buôn bán bất hợp pháp này, các nhà chức trách ở Mỹ và ở Iraq đang cho phép người dân Iraq kết nối lại với một trang trong lịch sử của họ".

Theo Interpol, trong nhiều năm qua, chiến tranh đã khiến nhiều di sản văn hóa trên toàn cầu bị phá hủy. Những kẻ xấu vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật có được một cách bất hợp pháp ra khỏi các khu vực xung đột để bán chúng với số tiền hấp dẫn.

Bộ trưởng Văn hóa Iraq Hassan Nadhem nói: "Đây là đợt trao trả cổ vật lớn nhất cho Iraq. Đây là kết quả nỗ lực trong nhiều tháng của chính quyền Iraq và đại sứ quán Iraq ở Washington".

https://laodong.vn/the-gioi/my-tra-bau-vat-van-hoc-lau-doi-nhat-the-gioi-cho-iraq-957039.ldo
 

Theo NGUYỄN HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.