Năm Tuất, họa sĩ vẽ tranh chó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đỗ Phấn cho biết ông vẽ tranh giáp đều đặn từ hàng chục năm qua, mỗi mùa giáp tết.

 

Tranh giáp Mậu Tuất của Đỗ Phấn (Hà Nội)
Tranh giáp Mậu Tuất của Đỗ Phấn (Hà Nội)



"Năm nay tôi vẽ hơn 70 "con", đã tặng gần hết, chỉ còn 6-7 con mà bạn bè cũng sắp đến lấy nốt. Nói kết thúc nhưng cũng chưa chắc, vì có khi có thêm người bạn nhắc hoặc nhớ ra thêm một người cần tặng, thế là hí hoáy vẽ thêm!".

Họa sĩ chuyên vẽ tranh con giáp Đỗ Phấn chia sẻ như vậy, khi chúng tôi ghé thăm ông trong một ngày se lạnh cuối năm.

Đủ đầy, vui nhộn

Ban đầu Đỗ Phấn vẽ dăm bảy bức, chỉ để tặng, về sau trở thành chuyên nghiệp vẽ giáp, không chỉ để tặng mà còn để các đơn vị xin in lịch và làm bìa nhiều báo tết.

"Cứ đến những tháng cuối năm, bạn bè cứ hỏi đã vẽ con giáp chưa. Thế là tôi nghĩ dành hẳn vài tuần vẽ tranh giáp cho đủ số tặng các ông. Và cũng hay ở chỗ vẽ tranh giáp cũng là lúc nghĩ về những người bạn thân thiết, gắn bó với mình. Năm nay cũng có khuyết đi một vài người, già cả thì phải mất thôi!" - ông nói...

So với mọi năm, tranh chó Mậu Tuất năm nay của Đỗ Phấn vui nhộn hẳn, với rất nhiều chó con nhí nhảnh, nghịch, rộn ràng, mà theo ông một phần nhờ những tin tức lạc quan cuối năm Đinh Dậu với công cuộc phòng chống tham nhũng, kết quả á quân châu Á của đội bóng U23 Việt Nam.

Cũng trong những ngày cuối năm này, rất nhiều du khách đến phố cổ Hà Nội cảm thấy thích thú khi bước vào triển lãm Tuất dome ở chợ Hàng Da. Người xem đặc biệt chú ý đến hàng loạt tranh chó trên đĩa gốm của họa sĩ Lê Thiết Cương.

Rất kiệm nét và kiệm màu, người họa sĩ "ngoáy" những nét khoáng đạt và đơn sắc thành ra những chú chó đặc biệt, giàu cảm xúc, ý tứ tràn trề, chứng tỏ nội lực cao của một cây cọ tài hoa...


 

Một bức tranh chó của Đỗ Trung Quân
Một bức tranh chó của Đỗ Trung Quân



Tranh chó và... áo ấm

Tại TP.HCM, nhà thơ - họa sĩ Đỗ Trung Quân cười sảng khoái khi nhà báo Lê Đức Dục báo tin thông qua đấu giá, bức tranh chó của anh mang lại 36,2 triệu đồng, góp phần vào số 427 chiếc áo ấm tặng học sinh của xã miền núi Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Thế là con chó trong tranh của anh đã đem lại chút hơi ấm...

Một chiều cuối năm, tại họa thất của mình ở quận Phú Nhuận, anh đã thở phào hoàn thành nhiệm vụ với bạn bè qua cả trăm bức tranh chó Mậu Tuất. Anh chỉ giữ lại con chó trên một mảng gốm nặng cả chục ký, vừa để "giữ nhà" vừa để đón tết năm nó được cầm tinh.

Tranh chó của anh năm nay mang một môtip rất riêng, cõng trên lưng mình những nhà cửa, tài sản của chủ nhân, kèm theo mỗi biểu tượng âm dương.

Ngoài việc mang một vẻ vui nhộn của sự pha sắc màu rất... nên thơ, nhưng con chó tranh anh cũng thủ thân thủ phận, lo canh những khối tài sản của chủ nhân trong một khối trách nhiệm tràn trề.

"Khi vẽ, tôi nghĩ đến tính cách, đến cái tình của con chó, trung thành, tận tụy với gia chủ. Vì vậy, tôi mới đưa vào tranh biểu tượng âm dương, khái quát lên thành biểu tượng triết học để nói lên mối tương quan giữa con vật với con người" - họa sĩ Đỗ Trung Quân chia sẻ.


 

 Tranh chó trên đĩa gốm của Lê Thiết Cương
Tranh chó trên đĩa gốm của Lê Thiết Cương
Du xuân - tác phẩm của Hoàng Phi Hùng (Huế)
Du xuân - tác phẩm của Hoàng Phi Hùng (Huế)


Thái Lộc (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.