Y Liêng - nghệ nhân tâm huyết với nhạc cụ dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bằng những việc làm cụ thể, nghệ nhân ưu tú Y Liêng ở bon N’đóh, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã và đang từng ngày gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ con cháu của người M’nông cách đánh chiêng, đàn Goong, thổi M’buốt, R’let,…

Đi qua hơn 60 mùa rẫy, ông Y Liêng từng đảm nhận các vị trí công tác trong lực lượng công an xã, hội chữ thập đỏ, hội nông dân tại địa phương. Ông còn là già làng, người uy tín của bon N’đóh. Điều đặc biệt là ông luôn tâm huyết và nặng lòng với âm nhạc dân gian của dân tộc mình.
 

 Nghệ nhân ưu tú Y Liêng luôn giữ niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống M'nông
Nghệ nhân ưu tú Y Liêng luôn giữ niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống M'nông


Ông Y Liêng cho biết, từ khi còn bé, ông đã theo chân cha tham dự các lễ hội, buổi sum họp cộng đồng bon làng. Những lần như thế, ông đều rất háo hức nghe cha anh đánh chiêng, thổi M’buốt. Có lúc, ông vô cùng thích thú khi các nghệ nhân cho đánh chiêng hay thổi thử các loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc mình. Cũng từ đó, ông chủ động tìm đến các nghệ nhân giỏi để học cách sử dụng từng loại nhạc cụ.

Với niềm say mê và năng khiếu của mình, ông nhanh chóng tham gia đội chiêng của bon làng. Tiếng M’buốt của Y Liêng cũng làm say đắm lòng người… Ông còn học hỏi các thế hệ trước cách chế tác khèn, đàn, sáo của người M’nông. Các loại nhạc cụ truyền thống đó đã trở thành những người bạn thân thiết của ông Y Liêng trên dòng chảy cuộc đời.

Chứng kiến bao sự đổi thay của cuộc sống và thăng trầm của bon làng mình, nhưng tình yêu ông dành cho âm nhạc truyền thống M’nông chưa bao giờ thay đổi. Ông vẫn luôn khắc khoải, bỏ rất nhiều tâm huyết, thời gian để gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc M’nông.

Ông tích cực tham gia biểu diễn văn hóa, văn nghệ dân gian M’nông tại các lễ hội do địa phương và khu vực tổ chức. Bao năm nay, nghệ nhân Y Liêng vẫn ngày ngày âm thầm, cần mẫn truyền dạy cồng chiêng, R’let, M’buốt và nhiều loại nhạc cụ khác cho con cháu trong bon làng mình.

Nghệ nhân Y Liêng tâm sự: “Cũng như dòng nước nơi đầu nguồn con suối có lúc vơi, lúc đầy nhưng chưa bao giờ cạn. Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông sẽ ngày càng đẹp hơn nếu mỗi người biết nâng niu, trân trọng, kế thừa và phát triển”.

Ghi nhận những cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, năm 2019, Chủ tịch nước phong tặng ông danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Với ông, bộ chiêng tổ tiên để lại là gia tài vô cùng quý giá. Những lúc rảnh rỗi, ông thường mang chúng ra lau chùi sạch sẽ, chỉnh lại thanh âm. Những khi bon làng sum họp, ông lại kể cho con cháu mình nghe về nguồn gốc, cấu tạo, cách đánh chiêng… với niềm hy vọng tiếng chiêng sẽ mãi vang vọng trong đời sống cộng đồng M’nông.

Bài, ảnh: Nguyễn Nam
(Dẫn nguồn baodaknong)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.