Mộ cổ 2.500 tuổi dưới giếng: cả một gia đình nằm giữa kho báu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cấu trúc "giếng chôn cất" đặc biệt ở Ai Cập đã hé lộ ngôi mộ cổ nguyên vẹn của một gia đình quý tộc, trong đó người đứng đầu là vị quan quyền lực bậc nhất triều đình.
Theo ông Mostafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, giếng chôn cất sâu đến 10 mét đã dẫn tới một căn phòng lớn với các hốc được khoét sâu vào đá. Các nhà khảo cổ đã thực sự tìm được một kho báu bởi ngôi mộ cổ tập thể này hoàn toàn chưa bị cướp phá – có lẽ do cấu trúc giấu bên dưới giếng đặc biệt của nó. Khi được khai quật, đường vào vẫn được trát vữa cẩn thận và đúng là loại vữa Ai Cập 2.500 năm trước.

Các bình đựng nội tạng được chế tác công phu - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Các bình đựng nội tạng được chế tác công phu - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Một trong những người được chôn cất bên dưới là "người giám sát ngân khố hoàng gia" với cái tên Badi Eset được khắc trên quan tài. Đó là một trong những vị trí quyền lực nhất trong triều đình Ai Cập.
Ngoài quan tài của ông còn có 4 cỗ quan tài lớn khác mà theo kết quả kiểm tra ban đầu là những thành viên trong gia đình. Các quan tài chưa được mở, nhưng các nhà khoa học tin rằng bên trong đều có xác ướp trong tình trạng tốt, dựa vào độ nguyên vẹn của chúng.
Danh sách kho báu trong ngôi mộ cổ thực sự gây choáng váng. Nổi bật nhất là 2 bức tượng đá vôi được chế tác tinh xảo, bao gồm một con bê Apis và một nữ thần. Bên cạnh đó là những chiếc bình đựng nội tạng xác ướp có chiếc đầu miêu tả 4 người con trai của thần Horus. Trang facebook của Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập nói rằng đó là "những chiếc bình đẹp nhất từng được tìm thấy".

Tượng bê Apis - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Tượng bê Apis - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Ngôi mộ cổ cũng chứa gần 1.000 bức tượng nhỏ Ushabti làm bằng gốm tráng men thiếc, một dạng đồ tùy táng xa hoa thời đó. Ngoài ra còn nhiều bùa hộ mệnh được chế tác công phu, những đồ dùng nhà bếp bằng gốm có giá trị cực cao.
Ngôi mộ được tìm thấy tại địa điểm El-Ghorefa, nơi từng hé lộ khá nhiều ngôi mộ cổ với xác ướp và vô số cổ vật quý giá. Theo Bộ Du lịch và cổ vật, El-Ghorefa của Ai Cập vẫn còn rất nhiều điều để khám phá.
Thu Anh (Theo Acient Origins/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.