Xem bói cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
         Cuối năm, khi nói về “tài chính” những người thân bên tôi đều có chung cách trả lời “lắc đầu” và chuyển ngay chủ đề khác cho qua chuyện. Nhưng cũng không ít người muốn biết những ngày năm mới “vận hạn”, “tiền tài”… của mình thế nào và họ cũng không tiếc “móc hầu bao” nộp “mê tín phí” nuôi những kẻ xưng danh “đồng cô, bóng cậu”.
Cô Tư ba tuổi đang xem bói. ảnh: Nguyễn Giác
Cô "Tư 3 tuổi" đang xem bói. Ảnh: Nguyễn Giác
         Giáp Tết, vào vai người cầu may, tôi tìm đến góc đường ngã tư Trần Phú- Trần Hưng Đạo. Trước mặt tôi là một người phụ nữ trạc 70 tuổi, bên cạnh là cái lon chứa bên trong dăm chục nang tre, đầu sơn đỏ, ở giữa những con số không tròn trịa được viết ngẫu nhiên từ 11- 65 để “tiên đoán” tương lai, quá khứ những người tìm đến bà. Đến trước tôi là nhóm ba cô gái trẻ đang độ tuổi ăn học, cùng hỏi về đường tình duyên. Như đã biết thủ tục, một cô móc ngay hầu bao tờ 20 ngàn đồng đặt xuống manh chiếu nhỏ, rồi chọn cho mình một con số như ý. Tiếng hai bên cùng nhau đối thoại: “Quẻ xăm 15, con này có nghề, có hậu, hay ăn hàng”. “Thế con có người yêu chưa bà?” “Duyên con này có chồng bất ngờ, đôi chân mày đen cong, tình ái long đong hết một hai thằng, thằng cao và thằng lùn”… “Thế bà coi người kia của con thế nào?…”. “Con này đang vui, có ý định sắm đồ… Mặc cho người qua lại, tiếng động cơ, tiếng còi inh ỏi, bên hỏi, bên trả lời xem như bên mình không có ai. Xong việc, các cô gái trẻ ra về mang theo tâm trạng người vui, kẻ buồn!
         Đến lượt tôi, do dự, bà xưng: “Tui ở Châu Đốc lên đây làm nghề này đã nhiều năm, nay đã 73 tuổi (tự nhận mình) có “dong cô Tư 3 tuổi” nhập cho ăn lộc thánh… coi nhiều rồi, không sai đâu con, đụng thứ gì tao cũng nói hết”. Sau khi đặt lễ 20 ngàn đồng vào chiếu, tôi tự chọn cho mình con số với quẻ xăm trên tay. Không như những người coi trước, ban đầu tôi hỏi: “Kinh tế năm nay suy sụp, vậy bà có biết tình hình năm đến thế nào không?” Tao làm nghề mà coi không được chắc bỏ nghề luôn. “Năm Tý làm ăn khổ lắm – chuột nó ăn hết, đến năm Sửu, ra Giêng kinh tế sẽ tốt hơn”. Sau một lúc, bà phán: “Thằng này qua năm là tốt lắm”. Cầm quẻ xăm trên tay, bà vừa nhìn tôi vừa nói… “Có khách đến, tôi phải nhường lại chỗ cho đôi vợ chồng tuổi trung niên đi con xe SH đậu trên vỉa hè, ngồi xuống. Bà từ từ chỉ dẫn cho vị khách “sộp” làm các thủ tục, bắt đầu phán… những điều tốt đẹp và có thể xen vào đôi dòng gây cho họ sự lo âu, hồi hộp cùng những cách thức giải hạn cho năm đến và nếu tốt hơn cho cả hai bên, bà có thể đến tận nhà để coi về gia đạo, hậu vận, tiền tài  như đã làm ở nhiều nơi mà bà đã nói cho tôi nghe.
         Hầu hết các “cô đồng, bóng cậu” đều biết cách cố tình tạo ra vẻ thần bí bằng nhiều hình thức khác nhau mục đích nói tốt để lấy tiền hoặc nói xấu gây tâm lý lo sợ cho những người “mua lo”  rồi trục lợi bằng các giải pháp mê tín dị đoan.
Khác với những tụ điểm hành nghề bói toán khác phải hoạt động bí mật, ít người biết, người tự xưng “cô Tư 3 tuổi’ vẫn ngang nhiên hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật. Những ngày giáp Tết, các tụ điểm mê tín di đoan mọc lên mỗi lúc một nhiều, do nắm bắt tâm lý của nhiều đối tượng muốn xem vận mạng của mình thế nào, vô tình tạo cơ hội cho những hoạt động mê tín dị đoan có môi trường hoạt động và phát triển.
        Để có một cái Tết an toàn, lành mạnh, ngành chức năng cần triệt bỏ tận gốc nạn bói toán trong dịp Tết góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân vui những ngày vui trọn vẹn.
NGUYỄN GIÁC

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.