Di tích lịch sử quốc gia Đăk Tô - Tân Cảnh bị xâm hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (xã Tân Cảnh, H.Đăk Tô, Kon Tum) là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong thời kỳ chống Mỹ, đang bị xâm hại nghiêm trọng. Việc này diễn ra trong thời gian dài, nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.

 Nhiều ngôi mộ chồng lấn vào đất sân bay L19
Nhiều ngôi mộ chồng lấn vào đất sân bay L19



Khu di tích có tổng diện tích 90 ha, bao gồm các hạng mục: căn cứ E42, sân bay Phượng Hoàng và sân bay L19. Năm 2017, di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.

Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại khu căn cứ E42, cơ quan chức năng đã tiến hành cắm biển cấm xâm phạm để khoanh vùng bảo vệ nhưng người dân vẫn vô tư trồng cây sắn (khoai mì) và cây trồng khác ngay dưới biển cấm. Đáng nói hơn, khu vực sân bay L19 nằm tiếp giáp với khu vực nghĩa trang huyện nên đến nay, nhiều ngôi mộ trong nghĩa trang đã được xây dựng và nằm chồng lấn lên đất sân bay.

 

Người dân canh tác trong khu vực di tích - ẢNH: ĐỨC NHẬT
Người dân canh tác trong khu vực di tích - ẢNH: ĐỨC NHẬT


Mặc dù là khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt nhưng đơn vị quản lý không xây tường rào để khoanh vùng bảo vệ. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến khu di tích bị xâm hại. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Nhật Quang, Phó trưởng phòng phụ trách phòng VH-TT huyện Đăk Tô, cho biết trước đây, khu di tích lịch sử này do Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum quản lý. Từ năm 2019, sau khi tu bổ, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum đã giao cho Phòng VH-TT huyện quản lý.

Ông Quang thừa nhận có việc đất canh tác của người dân chồng lấn lên đất của khu di tích nhưng theo ông, người dân chủ yếu canh tác loại cây trồng ngắn ngày, không phải cây trồng lâu năm và không có công trình kiên cố nên dễ xử lý. “Do khu di tích mới được sở tạm bàn giao cho phòng, chưa cụ thể nên chưa thể xây dựng đề án hay phương án bảo vệ. Về việc nghĩa trang của huyện chồng lấn lên đất của sân bay L19, chúng tôi sẽ kiểm tra lại, sau đó mới có phương án xử lý. Trước mắt, đơn vị sẽ tiến hành vận động người dân không canh tác vào khu vực di tích”, ông Quang cho biết.

Theo ĐỨC NHẬT (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.