Đem bán đấu giá đồng hồ vì lâu năm không dùng, té ngửa khi biết giá trị thật của nó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù ban đầu chiếc đồng hồ đeo tay này chỉ được mua với giá khoảng 345 đô la Mỹ (tương đương 7,9 triệu đồng), nhưng giá trị thật của nó sau buổi đấu giá đã khiến người chủ cũ phải “ngã ngửa” theo đúng nghĩa đen.



Dù ban đầu chiếc đồng hồ đeo tay này chỉ được mua với giá khoảng 345 đô la Mỹ (tương đương 7,9 triệu đồng), nhưng giá trị thật của nó sau buổi đấu giá đã khiến người chủ cũ phải “ngã ngửa” theo đúng nghĩa đen.

 

Giá trị thật từ chiếc đồng hồ Rolex 40 năm không dùng khiến ông David
Giá trị thật từ chiếc đồng hồ Rolex 40 năm không dùng khiến ông David "ngã ngửa" theo đúng nghĩa đen (Ảnh minh họa)



Ông David, đến từ Tây Fargo, thuộc bang North Dakota, Mỹ lần đầu mua chiếc đồng hồ Rolex Oyster Cosmograph vào năm 1971 ở Thái Lan, khi ông còn làm lính không quân tại đây từ năm 1973 đến năm 1975.

Ông cho biết từ lâu đã thích mê dòng đồng hồ đeo tay của Thụy Sĩ sau khi thấy nhiều phi công Mỹ hay đeo nó, và đặc biệt là chúng không có dấu hiệu hư hỏng sau khi ngâm dưới nước.

Sau khi hồi hương, ông David đã giữ chiếc đồng hồ trong một hộp bưu phẩm suốt từ "30 đến 40 năm", và thỉnh thoảng chỉ lấy nó ra để kiểm tra xem còn hoạt động nữa không.

"Tôi đã bỏ rất nhiều tiền để mua nó," ông cho biết về chiếc đồng hồ giá trị tương đương 1 tháng lương của mình khi còn tại ngũ.

Thế nhưng, sau khi quyết định đem chiếc đồng hồ đi bán đấu giá tại chương trình truyền hình Antiques Roadshow của đài PBS, David mới “ngã ngửa” theo đúng nghĩa đen, khi biết giá trị thật của chiếc Rolex mình sở hữu còn lớn gấp nghìn lần.

Peter Planes, thẩm định viên của chương trình, cho biết chiếc đồng hồ của David có giá trị như vậy do có kiểu dáng giống với chiếc đồng hồ của huyền thoại Hollywood Paul Newman từng đeo trong phim “Winning”, được định giá khoảng 150.000 đến 200.000 đô la Mỹ (từ 3,4 tỷ đến 4,6 tỷ đồng).”

"Tuy nhiên, chiếc Rolex của ông đặc biệt hơn", Peter giải thích, "Trên chiếc đồng hồ có ghi chữ 'Oyster'. Điều đó có nghĩa là chiếc đồng hồ được làm trong một khoảng thời gian rất ngắn, nên nó cực kỳ quý hiếm.

Hơn nữa, xét theo tình trạng hiện tại, về cơ bản đây là chiếc đồng hồ cổ  nhưng trông còn như mới, khi chưa có ai đeo nó, nhãn dán ở mặt sau còn nguyên vẹn với mã số serial, và toàn bộ tài liệu về chiếc đồng hồ còn rất đầy đủ - điều mà rất ít đồng hồ cổ khác thế giới có được.

Nên nghiêm túc mà nói, nếu được đem bán đấu giá vào hôm nay, chiếc đồng hồ sẽ có giá từ 500.000 đến 700.000 đô la Mỹ (tương đương 11,5 tỷ đến 16,2 tỷ đồng).

“Thật không thể tin nổi, anh đang đùa tôi đấy ah?” David thốt lên, chưa kịp hết bàng hoàng vì mức giá ngoài sức tưởng tượng của mình.

“Không, đừng té ngã,” Peter nói, “Tôi không nghĩ sẽ tìm được chiếc đồng hồ nào tốt hơn thế. Tôi không biết phải cảm ơn ông thế nào cho đủ vì đã đem chiếc đồng hồ vô giá nhất từng được biết đến chương trình, và cũng xin cảm ơn ông rất nhiều vì quãng thời gian phụng sự đất nước chúng ta”.

http://danviet.vn/chuyen-la/dem-ban-dau-gia-dong-ho-vi-lau-nam-khong-dung-te-ngua-khi-biet-gia-tri-that-cua-no-1054803.html

Theo Việt Anh  (Dân Việt/USA Today)
 

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.