Phát hiện nhà xưởng, khu giải trí... gốm từ 2.000 năm trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người phụ trách cuộc khai quật Alla Nagorsky, Israel nói với các nhà báo rằng, khu vực này có từ thế kỷ thứ ba. Các loại bình gốm do nhà xưởng này sản xuất trong khoảng thời gian 600 năm liên tục, được các nhà sử học gọi là bình “Gaza”.

 
 Một góc của địa điểm khai quật
Một góc của địa điểm khai quật




Các nhà khảo cổ Israel đã phát hiện di tích một xưởng gốm lớn, chuyên sản xuất các bình đựng rượu vang có từ thời La Mã đến thời Byzantine.

 

Bình đựng rượu
Bình đựng rượu
Bình gốm cổ vừa được khai quật
Bình gốm cổ vừa được khai quật



Trang Phys trích lời của Cơ quan cổ vật Israel (IAA) cho biết, cuộc khai quật diễn ra gần thị trấn Gedera, phía nam Tel Aviv. Theo đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích một xưởng gốm và khu phức hợp giải trí liền kề. Theo IAA, chức năng chính của bình Gaza là lưu trữ và vận chuyển rượu vang. Sản xuất rượu vang vốn là một ngành công nghiệp địa phương rất phát triển vào thời điểm đó, với quy mô xuất khẩu vô cùng lớn. “Việc sản xuất liên tục loại bình này cho thấy nhà xưởng này là của một gia đình, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”, IAA cho biết. Cùng với việc phát hiện nhà xưởng sản xuất gốm, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hai nhà tắm thiết kế theo phong cách Byzantine.

Trong đó có ít nhất một lò hơi dùng để sưởi ấm và 20 bể bơi được xây dựng tinh xảo, kết nối với nhau bằng các kênh và ống dẫn. Các nhà khảo cổ cho rằng, khu phức hợp này phục vụ cả du khách và người dân địa phương dọc theo con đường chính nối cảng Gaza với trung tâm của đất nước vào thời cổ đại. IAA khẳng định, nhà xưởng sản xuất gốm có thể đã xây dựng khu giải trí cho các nhân viên, giống như nhiều công ty công nghệ cao ngày nay cung cấp các phương tiện giải trí cho công nhân của họ.

Thành phố Gaza nằm về phía tây nam Gedera, trên bờ biển Địa Trung Hải. Trong lịch sử, Gaza đã chịu sự cai trị của người La Mã, Byzantines, Crusaders, Mamluks và Ottoman.

Nguyễn Hưng - L.T (baovanhoa)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.