Quảng Ngãi: Phát hiện 'nghĩa địa' san hô hóa thạch 6.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong quá trình khảo sát, lập hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn, nhóm chuyên gia thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phát hiện “nghĩa địa” san hô hóa thạch hình cối xay độc đáo có niên đại khoảng 5.000 - 6.000 năm trên đảo Lý Sơn.
Di sản độc đáo này nằm ở thôn Đông (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn). Hóa thạch san hô vừa được phát hiện có niên đại từ 5.000 đến 6.000 năm. Khu vực phát hiện hóa thạch san hô hình cối xay trải rộng trên diện tích 20.000 m2, gần với vách đá trầm tích núi lửa Hang Cau.
"Nghĩa địa" san hô hóa thạch độc đáo vừa được phát hiện trên đảo Lý Sơn
"Nghĩa địa" san hô hóa thạch độc đáo vừa được phát hiện trên đảo Lý Sơn
Nhóm chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản nhận thấy đây là di sản độc đáo, mang nhiều ý nghĩa về mặt khoa học. Vì vậy, nhóm chuyên gia đã đề nghị UBND tỉnh cần có giải pháp bảo vệ khẩn cấp khu vực này.
Trên cơ sở đó, ngày 31-1, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai ngay các biện pháp bảo vệ phục vụ nghiên cứu; đồng thời tìm giải pháp khả thi để khai thác, phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.
"Nghĩa địa" san hô hóa thạch hình cối xay vừa được phát hiện có giá trị quan trọng về mặt khoa học
"Nghĩa địa" san hô hóa thạch hình cối xay vừa được phát hiện có giá trị quan trọng về mặt khoa học
Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu huyện Lý Sơn khẩn trương khoanh vùng bảo vệ, ngăn chặn các hoạt động của con người có thể xâm hại đến di sản, tạm dừng thi công mọi công trình trong khu vực di sản địa chất này.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ mời các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tiếp tục nghiên cứu sâu khu vực phát hiện di sản, vừa củng cố hồ sơ trình UNESCO; đồng thời tư vấn giúp tỉnh có biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị của "nghĩa địa" san hô hóa thạch tại huyện đảo Lý Sơn.
Quốc Triều (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.