Kbang sơ kết mô hình điểm Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-12, Ban Chỉ đạo Đề án 498 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số” huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình điểm tại xã Lơ Ku.

Ảnh: Hồng Hạnh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh

Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang đã tổ chức được 3 đợt tuyên truyền cho 6/9 làng trên địa bàn, thu hút hơn 1.250 lượt người tham gia. Các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền trực tiếp, cung cấp tài liệu; tổ chức cho người dân ký cam kết; mở phiên tòa giả định; tập huấn bồi dưỡng… Kết quả, năm 2022, trên địa bàn xã không có trường hợp kết hôn cận huyết thống; tình trạng tảo hôn vẫn còn 5 cặp, giảm 4 cặp (giảm 67% so với năm 2021-khi chưa thành lập mô hình). Tuy nhiên, một bộ phận người dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ văn hóa, rào cản ngôn ngữ nên việc tham gia các hoạt động tiếp cận kiến thức về hôn nhân và gia đình, pháp luật còn hạn chế; nhiều gia đình chưa giáo dục, quản lý tốt con em mình.

Thời gian tới, Ban chỉ đạo thực hiện mô hình điểm xã Lơ Ku tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường các hoạt động tư vấn, lồng ghép với các chương trình liên quan lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Duy trì mô hình tại các làng có tỷ lệ tảo hôn cao; xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng cán bộ, đảng viên; tăng cường phối hợp giữa mặt trận, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, quản lý đoàn viên, hội viên.

Dịp này, UBND huyện Kbang đã khen thưởng 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án 498 năm 2022.

 

HỒNG HẠNH
 

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.