Bé gái 1 tuổi bị vợ chồng bảo mẫu trói chân, bịt miệng, bạo hành dã man

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bé gái 1 tuổi được gửi cho bảo mẫu trông nhưng vợ chồng bảo mẫu đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh, dùng chăn quấn vào người và dùng băng dính bịt miệng.
Ngày 31-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) cho biết đang vào cuộc điều tra vụ bé gái 1 tuổi bị ngược đãi, hành hạ.

Hoàng Thế Vũ và Đoàn Diệu Linh tại cơ quan công an
Hoàng Thế Vũ và Đoàn Diệu Linh tại cơ quan công an
Trước đó, Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa tiếp nhận tin báo từ Bệnh viện Nhi Trung ương về việc một trường hợp bệnh nhân là cháu L.Q.Tr. (SN 2021; quê quán tại xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng tím tái li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ.
Qua điều tra, công an xác định ngày 21-7, mẹ cháu Tr. là chị L.T.L.H. (SN: 1994; quê ở An Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) thuê Đoàn Diệu Linh (SN 1996; trú tại 82A/3C phường Chùa Thông, thị xã Sơn Tây) trông cháu Tr. với giá 3.000.000 đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn (phường Phương Liên, quận Đống Đa), để đi làm công nhân tại Bắc Giang.
Trong quá trình trông cháu Tr., do cháu bị sốt và quấy khóc nên Linh và chồng là Hoàng Thế Vũ (SN 1994; trú tại La Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì) đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người, dùng chăn quấn vào người và dùng băng dính bịt miệng cháu Tr..
Đến ngày 26-7, thấy cháu Tr. mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đã đưa cháu đến bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Theo B.H.Thanh (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.