Thoát nghèo nhờ cần cù và tiết kiệm chi tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ 1 con bò giống được hỗ trợ năm 2016, đến nay, gia đình bà Ksor Buch (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã có đàn bò 9 con và trồng thêm 1 ha cà phê. Gia đình bà là điểm sáng về đức tính siêng năng, cần cù, chịu khó và biết tiết kiệm chi tiêu để thoát nghèo. 
Bà Ksor Buch chăm sóc đàn bò. Ảnh: Lê Văn Châu
Bà Ksor Buch chăm sóc đàn bò. Ảnh: Lê Văn Châu
Khi chúng tôi đến thăm nhà, bà Buch đang cho bò ăn. Tranh thủ trộn nắm muối hạt vào rổ đựng chuối cây thái nhỏ, bà Buch cho biết: Trước đây, cuộc sống gia đình thiếu trước, hụt sau. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ năm 2016, khi gia đình bà được Đồn Biên phòng Ia Pnôn tặng 1 con bò sinh sản để làm sinh kế. Cán bộ Biên phòng đến nhà giúp gia đình bà Buch làm chuồng và hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi bò. Bà Buch chăm sóc rất cẩn thận nên bò mẹ đẻ được 1 bê con vào năm sau. Ngoài thức ăn tự nhiên, bà còn trồng thêm cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò. Tuy có lúc gia đình gặp khó khăn về kinh tế nhưng bà Buch nhất quyết không bán bò hay giết thịt. Nhờ đó, đến nay, đàn bò của gia đình đã tăng lên 9 con. Đàn bò giúp gia đình bà có nguồn phân bón hữu cơ để bón cho cây trồng. Bà Buch chia sẻ: “9 con bò trị giá cả trăm triệu đồng. Cuộc sống gia đình giờ đã khá hơn trước nhiều. Tôi rất mừng và cảm ơn sự hỗ trợ của bộ đội Biên phòng”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Ksor H’Biên-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Pnôn-cho biết: Những năm trước, thông qua các kênh hỗ trợ của Nhà nước, nhiều gia đình trong xã được trao tặng bò giống. Tuy nhiên, bà con không biết cách chăn nuôi nên bò thường bị chết hay bị giết thịt mỗi khi nhà có công việc. Gia đình bà Buch là điển hình về đức tính siêng năng, cần cù, chịu khó và biết tiết kiệm chi tiêu để thoát nghèo. Đặc biệt, tận dụng nguồn phân bò sẵn có, gia đình bà Buch đã trồng được gần 1 ha cà phê ngay tại vườn nhà cho năng suất cao. Với nguồn thu từ cây trồng và đàn bò, gia đình bà Ksor Buch đã trở thành hộ có kinh tế khá của làng Chan.
LÊ VĂN CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.