Hồi kết cho gỗ bất hợp pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ ngày 1/6/2019, Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (viết tắt là VPA/FLEGT) sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) bắt buộc phải có giấy phép chứng nhận xuất xứ hợp pháp.
 
Cơ quan chức năng kiểm đếm số lượng gỗ lậu tại Bình Phước. Ảnh: MH
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT được coi như dấu mốc quan trọng trong cam kết hợp tác giữa Việt Nam và EU để cùng giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT phối hợp với quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, theo đó, nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, chế biến và thương mại gỗ bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật hài hòa hóa các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT, bao gồm việc xây dựng Nghị định quy định Hệ thống VNTLAS. Trong đó, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh, điều này có nghĩa là gỗ khai thác bất hợp pháp và các doanh nghiệp mua bán gỗ khai thác bất hợp pháp sẽ không được tham gia chuỗi cung ứng theo quy định của Hệ thống VNTLAS. Dự kiến, Nghị định trên sẽ được trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2019.
Hiệp định được triển khai đầy đủ khi cơ chế cấp phép FLEGT của Hệ thống VNTLAS bắt đầu hoạt động. Khi đó, mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT để đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU - một quy chế được xây dựng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.
Hiệp định VPA/FLEGT chính thức thực thi từ 1/6/2019, nhưng sẽ chưa tác động ngay đến kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU. Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ được nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc theo quy định của Quy chế gỗ của EU. Mặt khác, EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT tại thị trường EU. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường từ việc quản lý rừng tốt hơn tại Việt Nam, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ tại thị trường EU mà còn tại các thị trường xuất khẩu có giá trị cao khác, trong bối cảnh nhu cầu về gỗ hợp pháp đang ngày càng tăng lên.
EU hiện là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam và giá trị vẫn không ngừng tăng trưởng, chiếm tỷ trọng 13 - 17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ trong những năm gần đây. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang 28 nước của EU, chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời. Tất cả những sản phẩm gỗ xuất sang EU được thực hiện kiểm soát chặt chẽ và không có gỗ tự nhiên. Hiệp định VPA/FLEGT là hành động mạnh mẽ để hai bên cùng "nói không" với gỗ lậu, chỉ sử dụng gỗ được phép khai thác hợp pháp, bảo vệ môi trường sinh thái, được thúc đẩy thực thi trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam và EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là khi 2 bên đang chuẩn bị ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, bao gồm các quy định về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản.
Động thái này cũng nhằm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 sẽ đạt 11 tỷ USD và đến năm 2025 đạt 18 - 20 tỷ USD, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.
Từ tháng 10/2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Qua hơn 6 năm, ngày 19/10/2018 tại Brusels, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, cùng Đại diện cấp cao của Liên minh về Đối ngoại và Chính sách an ninh đã ký Hiệp định VPA/FLEGT.
Sau khi Nghị viện châu Âu chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định tháng 3/2019, ngày 23/4/2019, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 25/NQ-CP phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU. Theo đó, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.
Khánh Ly (TN&MT)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.