Chương trình OCOP Gia Lai chuẩn bị cho mẻ sản phẩm đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau thời gian lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các xã, thị trấn tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Chư Pưh và Đak Đoa (Gia Lai) đã tổ chức chấm điểm, đánh giá, phân hạng các sản phẩm theo Bộ tiêu chí quốc gia. Qua đó, 2 địa phương đã lựa chọn được 10 sản phẩm đủ điều kiện để gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.
 Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Đak Đoa họp chấm điểm  các sản phẩm tham gia chương trình. Ảnh: N.D
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Đak Đoa họp chấm điểm các sản phẩm tham gia chương trình. Ảnh: N.D


Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên là Chủ tịch Hội đồng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT là Phó Chủ tịch Hội đồng; ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh.


Trên cơ sở Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Chư Pưh và Đak Đoa đã tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm với sự tham gia của chuyên gia tư vấn về OCOP. Theo đó, trong năm nay, huyện Chư Pưh có 4 sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm, thảo dược và đồ uống gồm: viên tinh nghệ đỏ, mật ong, sữa ong chúa Agila và tinh bột nghệ đỏ Agila của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (xã Ia Phang); sầu riêng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn (xã Ia Blứ); rượu đinh lăng của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thạch Khôi (thị trấn Nhơn Hòa) được đưa ra chấm điểm, đánh giá, phân hạng. Kết quả, cả 4 sản phẩm này đều đạt trên 50 điểm, đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.
Ông Nguyễn Viết Bình-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn-cho hay: Hợp tác xã liên kết với người dân sản xuất khoảng 20 ha sầu riêng theo hướng hữu cơ. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá khá cao. Vụ thu hoạch vừa rồi, HTX thu được 140 tấn sầu riêng bán cho thị trường Đồng Nai và Đak Lak với giá 70-75 ngàn đồng/kg. Tham gia chương trình OCOP là cơ hội để HTX quảng bá hình ảnh cũng như chất lượng sản phẩm sầu riêng hữu cơ. Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục liên kết với người dân mở rộng diện tích na, mít, ổi… theo hướng hữu cơ.
Tại Đak Đoa, mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện cũng đã tiến hành chấm điểm, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình. Kết quả, huyện có 6 sản phẩm đạt từ 57 điểm đến 73 điểm, đủ tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp huyện. Trong đó, 4 sản phẩm được huyện gửi lên Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh gồm: tiêu sạch hữu cơ Lệ Chí (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang); tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn (Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn); thịt bò khô Huy Vũ (Công ty TNHH một thành viên Bò khô Huy Vũ Đak Đoa) và khoai lang Lệ Cần (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Tân Bình). 
Theo ông Nguyễn Tấn Công-Giám đốc HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang: Các sản phẩm hồ tiêu hữu cơ của HTX sản xuất và chế biến đã khẳng định thương hiệu, giá trị trên thị trường trong và ngoài nước từ nhiều năm nay. Vừa rồi, các sản phẩm của HTX đều được Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện chấm điểm cao. Đây là kết quả sát với thực tế. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm để nâng tầm các sản phẩm, đồng thời bổ sung thêm hồ sơ và các tiêu chí khác để Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh chấm điểm đạt kết quả cao nhất.
Ông Y nguyên-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) thông tin: “Hiện nay, huyện Chư Pưh đã gửi hồ sơ, thủ tục 4 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện tham gia đánh giá cấp tỉnh. Huyện Đak Đoa cũng có 4 sản phẩm đủ điều kiện tham gia cấp tỉnh. Đây là những sản phẩm nông nghiệp có sẵn từ trước, giờ được đầu tư phát triển thêm. Chúng tôi đang đôn đốc các địa phương khác khẩn trương thẩm định, đánh giá các sản phẩm đã đăng ký tham gia OCOP trong năm nay để Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng trong thời gian tới”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.