Kiểm soát dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới vào năm học nhưng nhiều phụ huynh có con học tiểu học đã râm ran hỏi nhau về việc cho con học thêm giáo viên nào, nhà ở đâu. Những người đi trước truyền lại “kinh nghiệm ứng xử” với giáo viên chủ nhiệm cho người đi sau. 
Nhiều phụ huynh có cùng nỗi băn khoăn: Có cho con đi học thêm ở nhà cô không? Một số phương án được đưa ra để phân tích, lựa chọn như: Con đã học cả ngày trên lớp rồi, còn chút thời gian vào cuối ngày nên để nghỉ ngơi cho thoải mái. Mới lớp 1, lớp 2 có nhất thiết phải học thêm không? Nhưng nếu không học thì có bị chậm so với các bạn cùng lớp?… Để rồi, nhiều phụ huynh lại chấp nhận cho con “căng não” thêm 2 tiếng đồng hồ nữa tại nhà cô giáo với mong muốn tìm thấy cảm giác an tâm rằng con mình sẽ không bị... thua thiệt ở trên lớp!
Theo quy định, đối với các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày thì không được tổ chức dạy học thêm ngoài trường cho học sinh. Thế nhưng thực tế, nhiều giáo viên vẫn lén lút mở lớp tại nhà, sau giờ tan học. Đối tượng học chủ yếu là những em trong lớp giáo viên chủ nhiệm. Điều này vô tình làm dấy lên luồng dư luận không tốt trong phụ huynh về giáo viên. Bởi đa số phụ huynh đồng ý bỏ thêm tiền, thời gian để cho con đi học ở nhà giáo viên đều có chung tâm lý sợ con bị “đì” khi đến lớp nếu không tham gia như các bạn khác. Điều đó lại đi ngược với nhu cầu, bản chất của việc học thêm, dạy thêm. 
Minh họa: Sa tế
Minh họa: Sa tế
Vấn đề này được nhiều phụ huynh chia sẻ và bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Ngay sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh về việc có giáo viên chủ nhiệm gợi ý học sinh đi học thêm, ban giám hiệu một số trường tiểu học trên địa bàn TP. Pleiku đã triển khai các biện pháp quán triệt, xử lý. Trong đó, có việc yêu cầu các giáo viên trong trường viết cam kết không dạy thêm, học thêm trong năm học 2022-2023; tất cả nhóm Zalo của các khối lớp từ 1 đến 5 đều có sự tham gia của thành viên ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm phải cung cấp số điện thoại của ban giám hiệu cho phụ huynh học sinh biết để trao đổi công việc khi cần thiết. Đồng thời, nhà trường cũng quán triệt các lớp bán trú không giao bài tập quá nhiều về nhà, gây quá tải cho học sinh. Động thái trên của nhà trường đã nhận được sự đồng tình và cả những cái thở phào nhẹ nhõm của phụ huynh. Dù vậy, việc chấm dứt tình trạng học thêm còn phụ thuộc vào nhận thức, sự tự giác của mỗi giáo viên và cả phụ huynh.
Nhu cầu học tập, tiếp nhận thêm kiến thức là rất chính đáng. Vì thế thiết nghĩ, việc các trường và thầy-cô giáo cần làm trong những năm đầu của bậc tiểu học là tạo cho học sinh có cảm hứng đối với việc học tập, cảm thấy luôn muốn tìm tòi, học hỏi, khám phá, để các em tự mình vươn tới bầu trời tri thức bằng niềm khao khát, đam mê.
KHÔI NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.