Bình Định: Quảng bá giá trị nghệ thuật của cây mai vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội thi năm nay quy tụ 3.000 cây mai của các nghệ nhân ở các làng mai của thị xã An Nhơn đến trưng bày, trong số này, có 500 tác phẩm tham gia dự thi với 2 thể loại mai truyền thống và mai bonsai.

Những chậu mai trưng bày tại Hội thi thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Những chậu mai trưng bày tại Hội thi thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)


Ngày 28/1, Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức Hội thi “Mai vàng An Nhơn” Xuân Tân Sửu 2021. Đây là lần thứ hai hội thi dành cho loại hoa Xuân này được tổ chức tại thị xã An Nhơn, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” mai vàng của miền Trung, thu hút hàng trăm nghệ nhân, nhà vườn cùng hàng trăm cây hoa mai cảnh tham dự, đua dáng.

Ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh thị xã An Nhơn cho biết, Hội thi năm nay quy tụ 3.000 cây mai của các nghệ nhân ở các làng mai của thị xã An Nhơn đến trưng bày. Trong số này, có 500 tác phẩm tham gia dự thi với 2 thể loại mai truyền thống và mai bonsai.

Nhiều nghệ nhân mang tới hội thi các chậu mai có niên đại đến vài chục năm tuổi. Nhiều cây mai đại thụ có chiều cao hơn 2 mét, đặc biệt các tác phẩm mai bonsai có nhiều dáng thế độc đáo, lạ mắt và có nhiều giống hoa mai quý hiếm.

Bên cạnh đó, tại “thủ phủ” mai vàng miền Trung còn diễn ra phần thi thố tài tay nghề giữa các nghệ nhân trong vùng.

Theo ông Mai Xuân Tiến - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn, Hội thi được tổ chức với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị nghệ thuật, ý nghĩa cây mai vàng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các nghệ nhân ở các làng mai cùng nhau tranh tài, sáng tạo ra các tác phẩm mai cảnh có giá trị nghệ thuật cho công chúng thưởng thức; là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc cây mai cảnh để nâng cao giá trị cây mai vàng An Nhơn.

Hiện toàn thị xã An Nhơn có khoảng 3.000 hộ trồng mai, với tổng diện tích khoảng 200ha, tập trung ở các xã Nhơn An, Nhơn Phong. Từ một thú chơi tao nhã trong dịp Tết, nhiều hộ dân đã nâng lên thành một nghề chuyên nghiệp và mang lại sinh kế ổn định cho nhiều gia đình, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nhãn hiệu mai vàng Nhơn An đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận vào năm 2012.

Theo Nguyên Linh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".