Phạm Ngọc Khuê - tác giả 'đoàn binh không mọc tóc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn Tây Tiến, chính là tác giả của những cái đầu trọc làm nên “thương hiệu” Tây Tiến.

Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê (1964). Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê (1964). Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
“Xuống tóc” làm gương
Hồi cụ bà Vũ Thị Thanh Hảo, vợ bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, lên chơi nhà người con trai Phạm Ngọc Thái trên đường Thụy Khuê (Hà Nội), tôi được bà kể cho nghe những mẩu chuyện tản mạn dọc đường Tây Tiến. Thì ra, ông Khuê chính là tác giả của “đoàn binh không mọc tóc”. Bệnh sốt rét rừng khiến bộ đội Tây Tiến rụng hết tóc là một nguyên nhân. Cái chính là thời đó chấy rận nhiều, từng có cả dịch chấy rận. Bộ đội Tây Tiến không có xà phòng, dầu gội đầu như thời nay, chỉ có cách khuyên lính cạo trọc đầu. Lúc đó, sĩ quan không phải ai cũng cạo trọc đầu. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê “xuống tóc” làm gương. Vợ ông lần đầu trông thấy chồng mình đầu trọc đã tức đến phát khóc, nhưng rồi nhìn quen dần, bà cũng… thấy được.
Họa sĩ Văn Đa kể rằng, có đợt anh em bị ghẻ lở rất nặng mà không có cách nào chữa được. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê đã nghĩ ra mẹo: chọn ngày nắng ráo, đưa bộ đội ta ra suối tắm cho cá rỉa, sau đó dùng thuốc đỏ bôi vào những chỗ ghẻ lở. Khó khăn gian khổ như vậy, song chẳng ai kêu ca phàn nàn.
Là Trưởng ban Liên lạc cựu chiến binh Tây Tiến suốt 10 năm, lúc sinh thời, PGS-TS-bác sĩ Lê Hùng Lâm đặc biệt trân trọng bác sĩ Phạm Ngọc Khuê. Ông coi vị trí thức lớp trước như người anh cả của chính mình. Hơn 10 năm trước, khi người viết tìm hỏi tư liệu về bác sĩ Phạm Ngọc Khuê, PGS-TS Lê Hùng Lâm đã dành vài giờ đồng hồ để trân trọng ôn lại kỷ niệm về người phụ trách quân y của Trung đoàn Tây Tiến có tâm hồn vui vẻ, lãng mạn, sống hòa đồng cùng anh em binh lính.
Khi đó, PGS-TS Lê Hùng Lâm kể lại kỷ niệm sau trận Mường Lò cuối năm 1947, Đại đội trưởng Như Trang bị thương nằm ở quân y xá trung đoàn trên một nhà sàn, được bác sĩ Phạm Ngọc Khuê cứu chữa. Nằm bên Như Trang là Quang Dũng đang lên cơn sốt rét. Nhưng cứ dứt cơn sốt là Quang Dũng ngồi dậy vẽ cảnh sông Mã, Như Trang ngồi cạnh tấm tắc khen. Khi Như Trang hát thử bài Tiếng cồng quân y vừa sáng tác (sau này được chọn làm ca khúc truyền thống của Tây Tiến) thì Quang Dũng lại hát hòa theo. Bác sĩ Phạm Ngọc Khuê rất mến hai chàng lính trẻ có máu văn nghệ này.
Viết sách “cải tạo sinh lực” cho thanh niên
Mùa hè năm 1948, nhà thơ Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến. Người đầu tiên ông tin cậy, đưa cho đọc bản chép tay là bác sĩ Phạm Ngọc Khuê. Đọc xong bài thơ, ông vui sướng nói với “cậu em út” Lê Hùng Lâm: “Quang Dũng vừa có bài thơ hay lắm, chú đọc đi”. Quen đọc thơ kiểu học trò, nên Lê Hùng Lâm vặn lại những câu không hiểu, ví dụ như: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”... Có câu ông trả lời. “Nhưng cuối cùng cái câu bậc thầy của ông Phạm Ngọc Khuê nói với mình: “Thơ hay là ở chỗ không giải thích giản đơn được. Cái không giải thích được là cái hay”, PGS-TS Lê Hùng Lâm từng kể. Cũng theo ông Lâm, trong kháng chiến cũng như hòa bình sau này, khi khó khăn thiếu thốn, nhà thơ Quang Dũng lại tìm đến bác sĩ Phạm Ngọc Khuê.
Ở tuổi đôi mươi, Phạm Ngọc Khuê thích văn chương, viết sách đến mức độ thành giai thoại như sau: Ông vào học Trường đại học Y khoa Đông Dương (thuộc dạng “của hiếm” thời trước Cách mạng Tháng Tám). Gia đình gửi tiền ra cho ăn học. Nhưng đến năm thứ sáu thấy ông vẫn xin tiền thuê nhà, cụ thân sinh liền cử người nhà ra tìm hiểu sự tình. Người nhà tá hỏa khi được trường cho biết sinh viên Phạm Ngọc Khuê xin bảo lưu từ năm thứ tư. Đến nhà trọ thì thấy cậu Khuê đang ở trên gác xép viết sách. Cụ ông phải ra tối hậu thư: nếu không học tiếp thì không chu cấp tiền học.
Cầm bằng tốt nghiệp bác sĩ Trường đại học Y khoa Đông Dương, Phạm Ngọc Khuê cho ra đời bộ sách Sức khỏe mới xuất bản năm 1941 gồm 8 quyển ký tên P.N.Khuê - mỗi quyển dành nhiều trang bàn bạc, lý giải, thuyết phục thanh niên Việt Nam cải tạo sinh lực.

Dọn nhà cho chú Quang Dũng

“Mẹ tôi kể: Hồi đó chú Quang Dũng ở nhà của bố mẹ tôi. Mỗi lần chú đi công tác, mẹ tôi đều nắm cho chú một nắm cơm và muối vừng mang đi ăn đường như mỗi lần bố tôi đi. Khi cô Thạch mang con trai đầu ra thăm chú Quang Dũng, tất cả việc đón tiếp, ăn ở đều tại nhà bố mẹ tôi. Ở đã lâu, cô thấy ngoài này sống vui vẻ, không muốn xa chú nữa. Và để cho cô chú chủ động trong sinh hoạt, bố tìm nhà; còn mẹ sắp gạo, mắm muối, vài quả trứng, nồi niêu như cho con gái ra ở riêng. Thế rồi bố tôi lễ mễ bê phản, mẹ tôi khệ nệ mang các đồ mình đã sắp, dọn nhà cho cô chú. Tình cảm của những gia đình bộ đội xa nhà, xa quê trong kháng chiến, đối với nhau tận tình, từng việc nhỏ như vậy đấy!”.

Bà Phạm Thanh Lương (con gái bác sĩ Phạm Ngọc Khuê)
Theo Kiều Mai Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...