Pleiku: Xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian qua của TP. Pleiku không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho người dân mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
 Người dân được tham khảo các kiến thức về pháp luật tại “Tủ sách pháp luật” của UBND xã Biển Hồ. Ảnh: N.T
Người dân được tham khảo các kiến thức về pháp luật tại “Tủ sách pháp luật” của UBND xã Biển Hồ. Ảnh: N.T
Xã Biển Hồ (TP. Pleiku) có 10 thôn làng, trong đó 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, việc phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được chính quyền địa phương quan tâm. Bên cạnh đó, công tác giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... cũng được tổ chức thường xuyên. Nhờ vậy, người dân trên địa bàn xã đa số đều am hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng được nâng cao.
Ông Ksor Nú (làng Phung 1) chia sẻ: “Được chính quyền địa phương quan tâm, đến tận làng tuyên truyền, tôi đã hiểu rõ hơn về pháp luật. Tôi cùng với bà con chung tay giữ gìn trật tự thôn làng, đảm bảo an toàn giao thông, tham gia phòng-chống bạo lực gia đình... Khi đến UBND xã làm các thủ tục hành chính, tôi thấy các cán bộ xã lịch sự, nhiệt tình, giải quyết hồ sơ đúng hẹn”. Tương tự, ông Phan Hữu Điềm (thôn 3) cũng không còn e ngại về việc các hộ dân lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh. Ông Điềm phấn khởi cho biết: “Nhờ chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán mà khu vực thôn 3 trật tự hơn, cuộc sống người dân ổn định, đi vào nền nếp, giao thông được đảm bảo, tình hình an ninh trật tự được giữ vững”.
Để xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn, UBND TP. Pleiku đã chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo từng tiêu chí. Bằng hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, TP. Pleiku đã xây dựng chuyên mục “Hỏi-đáp pháp luật” trên trang thông tin điện tử của UBND thành phố. Bên cạnh đó, Đài Truyền thanh-Truyền hình thành phố duy trì thường xuyên chuyên mục “Trả lời bạn nghe đài” phát 2 lần/tháng trên sóng phát thanh về các văn bản pháp luật... Ngoài ra, thành phố còn tổ chức hội nghị phổ biến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho hơn 150 cán bộ, công chức của thành phố và xã, phường.
Năm 2017, TP. Pleiku triển khai công tác đánh giá công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, nội dung này đã được triển khai nghiêm túc, bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ, đúng quy định của pháp luật; công tác lãnh đạo, điều hành, đảm bảo cơ sở vật chất, các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đã được quan tâm. Người dân được tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống khu dân cư cũng như được hưởng những chính sách xã hội theo quy định, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng, đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Với chức năng là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật thành phố, Phòng Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cho các xã, phường; tham mưu cho UBND thành phố công nhận các xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả, có 21/23 xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 (trong đó 9/9 xã được đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017), góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.
Bà Trần Thị Tâm-Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Pleiku-cho biết: Đối với những xã, phường chưa đạt chuẩn, thành phố sẽ tăng cường chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về ý nghĩa của công tác xây dựng, đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, phường thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở trong dự toán ngân sách cấp xã hàng năm của xã, phường. Thực hiện chi cho công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, kinh phí hỗ trợ hoạt động hòa giải, thanh toán thù lao cho hòa giải viên đối với từng vụ, việc theo đúng quy định của pháp luật... phấn đấu 100% xã, phường của thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.