(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Giao thông-Vận tải khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai dự án cao tốc đoạn qua Hải Phòng và Ninh Bình.
Ngày 28-6, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4764/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua Hải Phòng và Ninh Bình.
Tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng dài khoảng 109 km. Ảnh nguồn VGP
Cụ thể, Bộ Giao thông-Vận tải thực hiện chức năng cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua TP. Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông-Vận tải khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai dự án theo đúng quy định pháp luật.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1-9-2021, tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109 km, thuộc nhóm các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc. Dự án có điểm đầu tại đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông, TP. Ninh Bình, điểm cuối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Với lý do dự án đã chậm tiến độ 64 tháng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Kon Tum sẽ tiến hành thu hồi trên 34.000m2 do đơn vị đã cấp trái luật trước đó.
Với việc gặp hàng loạt các khó khăn, vướng mắc cả khách quan và chủ quan, Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên được gia hạn kéo dài thời gian về đích.
(GLO)- Đến thời điểm này, tiến độ thực hiện, giải ngân các công trình xây dựng cơ bản của TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đạt tương đối thấp. Nguyên nhân là do gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư hoặc vấn đề đất đắp phục vụ các dự án. Theo đó, trong thời gian còn lại của năm 2023, thành phố quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án theo kế hoạch đã đề ra.
Ba tuyến Quốc lộ được đề xuất đầu tư, cải tạo, nâng cấp kết nối Việt Nam với Bắc Lào và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế-xã hội.
Sau khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng sẽ giảm từ 12 đơn vị cấp huyện xuống còn 9 đơn vị. Trong đó, TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc sẽ mở rộng đáng kể diện tích và quy mô dân số.
Các nhà thầu thi công Dự án Cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt, Cam Lâm-Vĩnh Hảo vẫn chưa quyết liệt huy động bổ sung thiết bị, nhân lực, tăng mũi thi công để bù tiến độ đã chậm trễ.
Ngân hàng ế vốn, lãi suất liên tục giảm nhưng hầu hết doanh nghiệp bất động sản lại khó tiếp cận vốn. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường thiếu sức sống.
(GLO)- Nhiệm vụ của các thành viên tổ tự quản trật tự ATGT chủ yếu là tuyên truyền và nhắc nhở. Để tránh những trường hợp đáng tiếc, gây dư luận xấu như đã nói ở trên, phải chăng cần sự hài hòa từ cả hai phía.
Tính đến thời điểm này, 8 trong tổng số 9 khu tái định cư Dự án Cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ đang hoàn thiện hồ sơ và thủ tục lựa chọn nhà thầu thi công, trong khi mùa mưa bão đã bắt đầu.
Kết nối giao thông, tạo liên kết vùng để Tây nguyên 'bình yên và phát triển' được nhấn mạnh tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây nguyên diễn ra tại TP.Đà Lạt hôm nay, 20.9. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng...
(GLO)- Trong thực tế, nhu cầu giao dịch đất đai của người dân vẫn đang có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khi hoạt động này thiếu sự kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra đúng pháp luật, ngành chức năng cần có giải pháp định hướng và chính sách minh bạch hóa thị trường đất đai.