Philippines và Thái Lan xuất hiện bệnh đầu mùa khỉ, các nước Đông Nam Á tăng cường cảnh giác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các nước Đông Nam Á đang triển khai nhiều biện pháp và khuyến nghị phòng-chống dịch đậu mùa khỉ sau khi Philippines và Thái Lan thông báo phát hiện ca bệnh đầu tiên.

Mới đây, ngày 21-8, nhà chức trách Thái Lan thông báo đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ ở du khách; đồng thời, nghi ngờ rằng đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể 1b tại nước này. Bệnh nhân là công dân châu Âu, từ một quốc gia ở châu Phi tới Thái Lan du lịch. Người bệnh sau đó đã được cách ly tại bệnh viện.

Một đứa trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: toquoc.vn)
Một đứa trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: toquoc.vn)

Trước đó, ngày 19-8, Bộ Y tế Philippines cũng thông báo đã phát hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong năm 2024. Bệnh nhân là nam giới, 33 tuổi, người Philippines và chưa từng ra nước ngoài. Đây là ca bệnh thứ 10 được xác nhận tại nước này kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên vào tháng 7-2022.

Trước tình hình đó, Malaysia, Indonesia cùng nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á đã tăng cường các biện pháp giám sát, phòng-chống và điều trị đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Đơn cử, Malaysia đang tăng cường giám sát tại các cửa khẩu quốc tế và tất cả du khách đến từ các nước có dịch đậu mùa khỉ đều phải theo dõi tình trạng sức khỏe, cụ thể là theo dõi triệu chứng trong vòng 21 ngày sau khi đến Malaysia. Còn tại Indonesia, du khách nước ngoài khi nhập cảnh vào nước này phải khai báo hồ sơ y tế và lịch sử đi lại gần đây bằng cách điền vào mẫu đơn tại cửa khẩu. Những du khách bị bệnh không được tiếp tục hành trình ở Indonesia.

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết mặc dù rủi ro sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đối với quốc gia này là thấp, song các biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng. Du khách đến Singapore được yêu cầu báo cáo các triệu chứng liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ (sốt, phát ban) và lịch sử đi lại.

Được biết, ngày 14-8 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca nhiễm biến thể 1b tăng vọt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và lan rộng ra ngoài biên giới. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO đối với một dịch bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra các triệu chứng giống như cúm và các vết loét có mủ, có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc vật lý. Thông thường bệnh ở thể nhẹ, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nghiêm trọng đối với trẻ em, thai phụ và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.