Phê duyệt thiết kế kiến trúc công trình cầu Đuống đường bộ, đường sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cầu có tổng mức đầu tư dự kiến 1.877 tỷ đồng, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A cũ huyết mạch nối trung tâm Hà Nội với các tỉnh phía Bắc thông qua tuyến đường Ngô Gia Tự với đường Hà Huy Tập.
 
Cầu Đuống. Ảnh: CTV/Vietnam+
Cầu Đuống. Ảnh: CTV/Vietnam+
Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa phê duyệt thiết kế kiến trúc công trình cầu Đuống đường bộ và đường sắt (Hà Nội) do Ban Quản lý dự án 6 làm đại diện chủ đầu tư.
Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án 6 căn cứ kết quả thi tuyển được phê duyệt để tổ chức thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 6 cho biết 2 cây cầu đường sắt và đường bộ bắc qua sông Đuống thuộc dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống có tổng mức đầu tư dự kiến 1.877 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025.
Vị trí 2 cầu nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A cũ huyết mạch nối trung tâm Hà Nội với các tỉnh phía Bắc thông qua tuyến đường Ngô Gia Tự (quận Long Biên) với đường Hà Huy Tập (huyện Gia Lâm).
Dự án nhằm từng bước tăng cường năng lực vận tải đường thủy trên hành lang đường thủy số 1, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đường thủy; đảm bảo đường sắt lưu thông thông suốt, giảm thiểu ảnh hưởng đến vận hành, khai thác.
Ngoài ra, dự án nhằm cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Đuống trên tuyến giao thông huyết mạch phía Bắc thành phố; tách cầu đường bộ ra khỏi cầu đường sắt để đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc.
Bên cạnh đó, việc đầu tư 2 cây cầu trên sẽ đảm bảo thúc đẩy phát triển đô thị phía Bắc sông Hồng theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông của Thủ đô theo định hướng trong quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về quy mô thiết kế, đối với cầu Đuống đường sắt, chiều dài dự kiến khoảng 330m, kết cấu phần trên dự kiến sử dụng nhịp bằng thép, kết cấu phần dưới bằng bê tông cốt thép. Còn cầu Đuống đường bộ, chiều dài cầu dự kiến khoảng 472m và chiều rộng cầu 16m. Cả 2 cầu trên đều phải đạt tiêu chuẩn thiết kế với tốc độ 80km/h…
Trước đó, tháng 12/2021, Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải) đã ra thông báo thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Đuống đường bộ và cầu Đuống đường sắt thuộc Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống).
Cuộc thi được tổ chức nhằm lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu, đảm bảo công năng sử dụng phù hợp các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, hài hòa với không gian xung quanh, tạo điểm nhấn về kiến trúc cho khu vực và thành phố.
Sau gần 3 tháng triển khai, Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn ra các phương thiết kế xuất sắc, bao gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba. Ngày 17/3/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-BGTVT phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình của Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống).
Liên danh Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn-Hầm và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải đạt giải Nhất với phương án N02 "Giao Duyên" đã được lựa chọn để đầu tư xây dựng.
Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.