Phát triển sâm Ngọc Linh thành chuỗi liên kết ngành hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hàng trăm ha sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông đang vào thời kỳ rụng lá, "ngủ đông", thời gian tới, chính quyền đề xuất mở rộng trồng thêm sâm dưới tán rừng đặc dụng, phòng hộ… để nâng cao đời sống cho người dân bản địa.

Ông Chung chỉ cách phân biệt sâm thật và giả. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Chung chỉ cách phân biệt sâm thật và giả. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Kon Tum xác định cây sâm Ngọc Linh là cây “xoá đói giảm nghèo” cho người dân miền núi. Nhờ liên kết trồng sâm với doanh nghiệp, nhiều người dân Xơ Đăng, Ba Na ở Tu Mơ Rông đã đổi đời, giàu có.

Hiện nay, bước vào tháng 2 đầu năm, cây sâm đang thời kỳ ngủ đông, lá rụng, người dân vun lá cây rừng già, cây mục… ủ thành lớp dày quanh vườn sâm. Lớp mùn đặc biệt, nhiều chất dinh dưỡng từ lá cây, vỏ cây đại ngàn sẽ giúp cây sâm sinh trưởng và phát triển tốt, đạt được hàm lượng chất Saponin quý.

Vườn sâm ngủ đông. Ảnh: Thanh Tuấn

Vườn sâm ngủ đông. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Nguyễn Thành Chung – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô cho biết, đơn vị đang trồng hơn 40ha sâm giống với mục đích chính là bảo tồn giống gen đặc thù của cây sâm, tránh bị lai tạp.

Hàng năm, công ty phân phát giống cây sâm cho bà con địa phương trồng liên kết, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi giống sâm giả, tam thất bắc, sâm lai tạp hình thù giống như sâm thật.

“Để phân biệt, sâm Ngọc Linh thật có 2 củ tròn tròn gọi là “dái” sâm phần dưới gốc, rễ sâm tua tủa như rễ tre, màu vàng. Còn tam thất bắc, rễ cũ thường giống… đuôi chuột, màu hơi đen. Sâm thật thì củ thường nhỏ hơn, dài, lõi bên trong nâu đậm chứng tỏ lâu năm và nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt”, ông Chung nói.

Rừng sâm yên bình dưới cánh rừng đại ngàn. Ảnh: Thanh Tuấn

Rừng sâm yên bình dưới cánh rừng đại ngàn. Ảnh: Thanh Tuấn

Tại cuộc làm việc mới đây với lãnh đạo, chính quyền tỉnh Kon Tum, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, do sâm phân bố chủ yếu ở vài xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, quy mô, diện tích chưa đủ lớn để phát triển dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, Kon Tum có thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế bằng cách đi sâu vào chất lượng, đưa dược liệu thành chuỗi liên kết ngành hàng. Đó là các khâu như: Cung cấp nguồn giống chất lượng cao, có nhà máy sản xuất, chế biến sâm, có vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho người dân, đa dạng hoá sản phẩm, cung ứng được sản phẩm với khối lượng, quy mô lớn… và xuất khẩu đi nước ngoài.

Ngành hàng phải có chuỗi liên kết, sản phẩm đặc trưng mà những nơi khác, địa phương khác không có mới hy vọng có lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm