Phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề nước mắm Nam Ô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm ngày 5.4, UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt và giao UBND Q.Liên Chiểu chủ trì đề án Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô (ảnh) gắn với phát triển du lịch, sau khi làng nghề này trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 
Ảnh: Nguyễn Tú
Ảnh: Nguyễn Tú
Đề án khai thác tiềm năng di tích, phong cảnh, các hoạt động văn hóa nhằm xây dựng làng nghề thành điểm đến du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc sắc.
Đề án trước mắt chi hơn 4,6 tỉ đồng đầu tư sản phẩm nước mắm ứng dụng công nghệ để tăng mức tiêu thụ 200.000 - 250.000 lít/năm; nâng cao hình thức, giá trị thương mại, tăng thu nhập lao động cũng như trình độ quản lý, kinh doanh cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, đồng thời khuyến khích khôi phục đội tàu đánh bắt chủ động nguồn nguyên liệu, có cơ chế tôn vinh nghệ nhân, đãi ngộ thế hệ trẻ kế nghiệp...
Đây là một phần trong tổng thể đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô với tổng mức đầu tư 46,1 tỉ đồng (ngân sách 10,7 tỉ đồng, còn lại xã hội hóa) nhằm chuyển đổi nghề cho ngư dân tham gia hoạt động du lịch. Hiện Tập đoàn Trung Thủy (chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Nam Ô) đã đồng ý góp 7 tỉ đồng để cải tạo ghềnh Nam Ô như tạo lối đi, trạm nghỉ, khu vui chơi, nhà vệ sinh… nhưng không kinh doanh mà phục vụ cộng đồng miễn phí. Tập đoàn Trung Thủy cũng đề xuất tuyển dụng 40 - 200 người địa phương, tài trợ thuyền thúng để ngư dân phục vụ du khách trải nghiệm vịnh Nam Ô; tặng xe đạp để người dân cho khách thuê tham quan di tích; trải nghiệm làng nghề, homestay, phát triển mô hình làng bích họa…
Theo Nguyễn Tú (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.