Phát triển 'đô thị xanh' trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, huyện Nhà Bè được định hướng chuyển từ huyện lên quận phải phát huy các lợi thế để đáp ứng sự mong đợi của người dân nhằm xây dựng một “đô thị xanh” giữa lòng thành phố.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Hội thảo “Phát triển kinh tế đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè” do Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17/7 nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển huyện Nhà Bè.
Đồng thời, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực then chốt nhằm thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra là đến năm 2025 cơ bản đưa huyện Nhà Bè trở thành quận cũng như tìm giải pháp để phát triển Nhà Bè theo hướng đô thị hiện đại.
Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm thành phố đóng góp từ 27-28% GDP cả nước nên đòi hỏi phải khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực về đất đai, nhân lực, lợi thế vị trí địa lý…
Trong bối cảnh đó, huyện Nhà Bè được định hướng chuyển từ huyện lên quận càng phải phát huy các lợi thế của mình để đóng góp chung vào sự phát triển chung của thành phố cũng như đáp ứng sự mong đợi của người dân trên địa bàn nhằm xây dựng một “đô thị xanh” giữa lòng thành phố.
Về định hướng phát triển huyện Nhà Bè trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, Nhà Bè nằm trong Khu đô thị phía Nam thành phố, việc đô thị hóa là tất yếu nhưng phải giữ được “bản sắc xanh” (nhiều diện tích cây xanh, sông ngòi, cảnh quan thiên nhiên).
Các dự án bất động sản đã và đang được đầu tư trên địa bàn huyện phải hướng đến mục đích chung, vì sự phát triển toàn diện của huyện chứ không phải “mạnh ai người ấy làm” và phải đặt trong sự phát triển chung của thành phố.
Theo ông Võ Phan Lê Nguyễn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè, trong giai đoạn tới huyện Nhà Bè tập trung thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng đô thị bền vững phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh của thành phố.
Cùng đó, phát triển đô thị theo định hướng thương mại-dịch vụ-công nghiệp; xây dựng các điều kiện đủ để phát triển Nhà Bè sớm chuyển từ huyện lên quận.
Huyện Nhà Bè sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Nhơn Đức-Phước Kiển, phát triển các dự án nhà ở dọc trục đường 15B, đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Bình…
Khai thác đất đai phát triển du lịch kết hợp phát triển mảng xanh tại xã Long Thới, xã Nhơn Đức; phát triển công nghiệp phụ trợ, bến bãi, logistic…
Đồng thời, huyện cũng chủ động dự kiến và tạo quỹ đất mời gọi các doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng khu tái định cư tại xã Phú Xuân, xã Nhơn Đức để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị bồi thường, giải tỏa trong các dự án đầu tư công, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để bố trí tái định cư khi có yêu cầu.
Tại hội thảo, các địa biểu đã thảo luận tiềm năng cũng như các điểm nghẽn mà huyện Nhà Bè đang gặp phải, từ đó kiến nghị một số vấn đề để thu hút đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng huyện Nhà Bè có lợi thế quỹ đất, vị trí, có nhiều nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhiều dự án nhà ở nhưng huyện cũng đang đối mặt với 3 điểm nghẽn lớn cần quyết liệt tháo gỡ về thể chế, kết cấu hạ tầng giao thông và chất lượng nguồn nhân lực.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoàng Giáp - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nông nghiệp xanh Thông minh, Khu Công nghiệp Hiệp Phước của huyện Nhà Bè cần dành khoảng 20-30% quỹ đất cho lĩnh vực nông nghiệp công nghiệp sạch nhằm tận dụng các không gian xen kẽ trong khu công nghiệp.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè cũng cần quan tâm đến chính sách kết nối 3 bên giữa người có quyền sử dụng đất, nhà đầu tư nông nghiệp và chính quyền để khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp đô thị.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hãng luật Luật pháp Việt Nam, cho rằng huyện Nhà Bè cần có chính sách giãn dân phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư PPP.
Bên cạnh đó, có thể liên kết với các huyện còn lại trên địa bàn thành phố để tạo thành vành đai giãn dân, liên kết vùng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện để doanh nghiệp bất động sản trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
Nhà Bè là huyện cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10km về phía Nam, có diện tích hơn 10.000ha.
Đây là cửa ngõ ra biển và cũng là trung tâm giao thông chính kết nối thành phố với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ bằng cả đường bộ và đường thủy. Trên địa bàn huyện đã và đang xây dựng nhiều khu đô thị quy mô lớn như Khu đô thị cảng Hiệp Phước (3.800ha), Khu đô thị mới Nhơn Đức-Nhà Bè (350ha).
Cùng với đó là hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư tương đối đồng bộ như hầm chui, cầu vượt Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ, cao tốc Bến Lức-Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ.
Trên luồng tuyến sông Soài Rạp hình thành các cụm cảng biến lớn như Cảng container quốc tế SPCT, Tân cảng Hiệp Phước, Cảng quốc tế Long An.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất