Phát hiện viên kim cương 'búp bê gỗ' 800 triệu năm tuổi độc nhất vô nhị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Viên kim cương ít nhất 800 triệu năm tuổi cho dù chỉ có kích thước 0,62 carat được tìm thấy ở vùng Yakutia (LB Nga) được xem là "độc nhất vô nhị" trong toàn bộ lịch sử ngành khai thác kim cương thế giới.
 Viên kim cương quý được tạm gọi là
Viên kim cương quý được tạm gọi là "kim cương-búp bê gỗ". Ảnh: tellerreport.com
Hiện chưa được đặt tên chính thức, nhưng doanh nghiệp ALROSA tìm thấy viên kim cương quý tạm gọi là "kim cương-búp bê gỗ" theo hình thức độc đáo của nó. Viên kim cương nhỏ chỉ 0,62 carat lại chứa bên trong lòng một viên kim cương khác có kích thước 0,02 carat. Vậy là hai viên kim cương lồng trong nhau giống như con búp bê gỗ (Matreshka) cổ truyền của Nga. 
Các chuyên gia của ALROSA phỏng đoán viên kim cương bên trong có trước, còn viên bên ngoài được hình thành sau đó. Do có một lớp tinh thể hòa tan được nên viên bên trong có thể di chuyển tự do trong lòng viên bên ngoài ít "tuổi" hơn. Phó Giám đốc ALROSA Oleg Kovalchuk cho biết chính khoảng cách giữa hai viên kim cương là hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên. Thông thường các viên kim cương có thể lồng vào nhau, nhưng không có khoảng hở. 
Dự kiến viên kim cương độc đáo này sẽ được gửi tới Viện Đá quý Mỹ để định giá. Nếu những viên kim cương quý hiếm khác sẽ được đưa đi mài cắt để rồi đem đấu giá thì viên kim cương được tìm thấy ở Yakutia này sẽ được ALROSA chuyển về Quỹ Kim loại quý và đá quý của LB Nga.  
Tâm Hằng (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null