Phát hiện hàng loạt thuốc sản xuất ở Đức lưu hành trên thị trường là hàng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Quản lý Dược chưa cấp bất kỳ giấy đăng ký lưu hành thuốc nào cho Công ty TNHH Rotex Việt Nam và chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thuốc viên nén, viên nang do Công ty Rotexmedica GmbH sản xuất.

Ngày 14-7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phát hiện một số thuốc giả trên thị trường.

Các cơ quan chức năng đã phát hiện một số thuốc giả nhãn mác nhà sản xuất bao gồm các loại thuốc dạng viên nén có tên: Cefuroxim 500mg, Cefodoxim 200mg, Cefixin 200mg, Cefixim 100mg, Esomeprazol 40mg, Fluconazol 150mg mang nhãn mác do Công ty Rotexmedica GmbH (địa chỉ ở Bunsenstrasse 4 - D - 22946 Trittau, Đức) sản xuất và được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Rotex Việt Nam.

Qua rà soát, không có Công ty TNHH Rotex Việt Nam có địa chỉ đăng ký kinh doanh ở số 22 LK 07 Khu đô thị Hùng Vương, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều loại thuốc giả trên thị trường

Lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều loại thuốc giả trên thị trường

Cục Quản lý Dược cũng khẳng định chưa cấp bất kỳ giấy đăng ký lưu hành thuốc nào cho Công ty TNHH Rotex Việt Nam và chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thuốc viên nén, viên nang do Công ty Rotexmedica GmbH sản xuất. Tất cả các thuốc viên nén, viên nang trên nhãn mác Công ty Rotexmedica GmbH sản xuất và các thuốc do Công ty TNHH Rotex Việt Nam nhập khẩu, phân phối trên thị trường là thuốc giả nhãn mác nhà sản xuất.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không kinh doanh, phân phối và sử dụng các thuốc viên nén, viên nang nhãn mác Công ty Rotexmedica GmbH sản xuất và các thuốc do Công ty TNHH Rotex Việt Nam nhập khẩu, phân phối.

Đồng thời tăng cường việc thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn, tập trung việc kiểm tra đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.