Phận mồ côi: Những cuộc đoàn tụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cô bé mồ côi học lớp 7 viết thư tìm cha mẹ trong 3 năm trời. Một chàng trai khuyết tật ngồi bán vé số trên vỉa hè, bỗng dưng được đoàn tụ gia đình sau gần 40 năm lưu lạc...

Anh Nguyễn Dũng vui mừng đoàn tụ cha mẹ ẢNH: NHƯ LỊCH
Anh Nguyễn Dũng vui mừng đoàn tụ cha mẹ ẢNH: NHƯ LỊCH
Những câu chuyện sum họp kỳ diệu đã và đang tiếp thêm hy vọng cho những ai khao khát tìm được người thân.
Hơn 1.000 ngày thắc thỏm chờ đợi
Nhắc đến những trường hợp tìm được gia đình, một người bạn của tôi từng sống tại Trung tâm bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lưu ý: “Ngay từ lúc còn nhỏ, chị P.T.C đã tự đi tìm kiếm cha mẹ ở ngoài Ninh Thuận”.
Lời hứa 32 năm
Chị Danh mong mỏi tìm được gia đình. ẢNH: NVCC
Chị Danh mong mỏi tìm được gia đình. ẢNH: NVCC
Năm 19 tuổi, chị Trần Thị Kim Danh (hiện 51 tuổi, ngụ P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lặn lội ra tận Phú Yên tìm cha mẹ. Bởi, các sơ từng nuôi chị kể rằng hồi nhỏ chị sống trong một cô nhi viện tại Phú Yên trước khi được chuyển vào Sài Gòn. Với sự trợ giúp và kết nối của một cha xứ, chị Danh được một người tên Dũng ở Phú Yên đưa về nhà và đối xử rất tốt, coi như em gái. Chị Danh sống với gia đình anh Dũng chừng 20 ngày rồi xin vào lại TP.HCM, dù cả nhà năn nỉ ở lại. Chị Danh bộc bạch: “Mục đích của mình là đi tìm người thân. Nhưng khi gặp anh Dũng và gia đình anh, mình thấy mông lung quá, không cảm nhận đó là tình thân. Anh Dũng hứa sẽ vô đây xác minh, mình chờ 32 năm rồi vẫn chưa thấy anh vào”.
Tôi được chị P.T.C đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình, với đề nghị viết tắt họ tên chị hoặc đổi tên khác (tôi chọn cách thứ nhất). Theo chị P.T.C, nhiều năm sống trong cô nhi viện, chị không hề biết gốc gác của mình. Tình cờ lên lớp 7, chị P.T.C tạm ngưng học nên nhà trường trả học bạ và hồ sơ liên quan. Lần đầu tiên, chị tiếp cận được giấy khai sinh của mình và bất ngờ phát hiện trong đó có ghi tên người mẹ kèm địa chỉ cũ tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
Lập tức, cô bé 14 tuổi khi ấy quyết đi tìm lời giải cho câu hỏi bức bối bấy lâu trong lòng: “Ba mẹ mình là người thế nào, sao lại bỏ rơi mình?”. Miệt mài trong 3 năm (1984 - 1986), mỗi tháng P.T.C gửi ít nhất một bức thư ra tỉnh Ninh Thuận theo địa chỉ trong giấy khai sinh. Hơn 1.000 ngày, cô bé sống trong thắc thỏm chờ đợi vì tất cả lá thư gửi đi đều chẳng có hồi âm.
Không bỏ cuộc, biết tin có đoàn giáo viên từ tỉnh Ninh Thuận đến TP.HCM dự tập huấn chuyên môn, P.T.C lân la dò hỏi. May thay, một thành viên trong đoàn khẳng định ông quen biết gia đình P.T.C và hứa đến tận nhà trao thư của cô bé. Nhờ sự kết nối đó, P.T.C đã tìm được người thân.
Tuy nhiên, P.T.C vĩnh viễn không còn cơ hội gặp người mẹ của mình. P.T.C được người chị duy nhất (cùng mẹ khác cha) kể lại: Khoảng 1 tuổi, P.T.C bị té, đôi chân không thể đi lại bình thường. Sau khi chạy chữa cho con thất bại, năm 1972, bà mẹ gửi P.T.C (khi đó 2 tuổi) vào một trại mồ côi ở Sài Gòn. Vài năm sau, người mẹ lâm bệnh chết.
Về phần người cha, chị P.T.C cho hay dì ruột của chị (ngụ tại TP.HCM) tiết lộ: “Mày là con một ông chăn bò ở bên kia sông. Ngày xưa, má mày đi chăn bò gặp ổng, kết cục lòi ra mày”. Thế nhưng, người cậu họ quả quyết cha của chị P.T.C sống tại một làng biển của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Khi chị P.T.C tìm đến, người đàn ông làng biển đó ôm chị khóc: “Con đừng trách ba nghe. Do ba không có tiền nên không đi tìm con”. Năm 2014, người đàn ông làng biển qua đời, để lại cho chị P.T.C ẩn số: “Mình không rõ ai là cha ruột của mình. Nghe nói ổng cố gắng lo đám tang cho mẹ mình giữa bom đạn chiến tranh, nên mình coi ổng như cha”.
Đến nay, chị P.T.C (51 tuổi) sống tập thể trong một ngôi nhà tình thương gần Bến xe miền Đông, TP.HCM. Sau khi tìm được gốc gác của mình, thỉnh thoảng chị đưa những người bạn mồ côi khuyết tật về thăm nhà, cho họ cùng cảm nhận không khí gia đình. Chị P.T.C khoe mỗi dịp có đám cưới hay tiệc tùng gì đó, chị “kéo nguyên ben” về quê rộn ràng. Không những vậy, chị đã nhiều lần giúp đỡ, tư vấn kinh nghiệm tìm người thân cho bạn bè có cảnh ngộ như mình.

Anh Nguyễn Dũng (thứ ba từ phải sang) báo tin vui đoàn tụ cho bạn bè ẢNH: NHƯ LỊCH
Anh Nguyễn Dũng (thứ ba từ phải sang) báo tin vui đoàn tụ cho bạn bè ẢNH: NHƯ LỊCH
Phép màu sau gần 40 năm lưu lạc
“Mừng quá! Cái này gọi là kỳ tích luôn!”, “Vậy là Dũng sướng rồi, Dũng phải thương ba mẹ nha!”…
Đầu năm nay, anh Nguyễn Dũng ghé thăm các anh chị mồ côi khuyết tật từng sống với nhau trong Trung tâm phục hồi chức năng trẻ bại liệt số 1 (trước đây đóng tại P.7, Q.3, TP.HCM). Nghe anh Dũng khoe đã được đoàn tụ gia đình sau gần 40 năm lưu lạc, các chị xuýt xoa chúc mừng.
Mọi người sôi nổi nhắc lại những kỷ niệm vui buồn thời “cô nhi”. Chị Võ Thị Vân, thuộc lứa đàn chị của Dũng, chia sẻ với tôi: “Chuyện Dũng tìm được gia đình đúng là phép màu. Em biết sao không? Lẽ ra Dũng đã đi Mỹ vào những năm 1986, 1987 vì được người ta bảo lãnh theo diện con nuôi. Có ba đứa trẻ trong nhóm của Dũng qua Mỹ trót lọt, còn Dũng bị kẹt lại do trục trặc khâu phỏng vấn. Từ chỗ không may nay hóa thành may, bởi nếu hồi đó Dũng ra nước ngoài, có khi vĩnh viễn không còn gặp được gia đình”.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, vào năm 1980, bà Võ Thị Chì (hiện 64 tuổi, ngụ xã Mỹ Yên, H.Bến Lức, tỉnh Long An) đẻ hai con trai sinh đôi tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM. Bà Chì cho rằng lúc đó gia đình bà quá túng bấn, vợ chồng bà đã có đứa con đầu lòng nên không thể nuôi thêm cùng lúc hai đứa con này. Vì vậy, bà Chì đã bỏ lại bệnh viện một đứa nặng 3,2 kg và trốn về nhà cùng đứa nhẹ cân hơn (2,8 kg). Cậu bé bị bỏ rơi được chuyển vào một số cơ sở bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi tại TP.HCM và mang tên theo họ mẹ là Võ Dũng. Từ năm 2003, Dũng và nhóm bạn mồ côi ra ngoài sống tự lập, chủ yếu mưu sinh bằng bán vé số.
Và phép màu đã đến! Một ngày như thường lệ, Dũng ngồi bán vé số trên vỉa hè với đôi chân bại liệt, một người bà con của anh tình cờ bắt gặp và tò mò hỏi thăm lai lịch. Nhận được tin báo, bà Chì khẩn cấp từ Long An lên TP.HCM kiểm tra thực tế. Bà run rẩy nhận ra Dũng chính là đứa con sinh đôi mà vợ chồng bà “cắn rứt lương tâm” đi tìm hàng chục năm qua. Kết quả giám định DNA đã xác nhận vợ chồng bà Chì và anh Dũng có quan hệ huyết thống. Giữa năm 2018, anh Dũng đổi tên thành Nguyễn Dũng (theo họ cha) và sau đó được nhập vào hộ khẩu gia đình.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Thành Trọng (người anh song sinh giống nhau như đúc của anh Nguyễn Dũng) thổ lộ: “Nhiều khi nhìn Dũng, mình rớt nước mắt vì thương thằng em bơ vơ, lam lũ kiếm sống. Còn số mình quá may mắn, được cha mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc từ lúc mới chào đời”. Nghĩ rằng bản thân đã được “hưởng phước” suốt thời gian dài, nên anh Trọng tạo điều kiện cho người em sinh đôi gần gũi cha mẹ.
Gần đây, anh Dũng được cha mẹ tặng lô đất gần nhà và cưới vợ cho. Ông Nguyễn Văn Bầu (66 tuổi, cha của anh Dũng) xúc động: “Thằng Dũng thông cảm, không oán trách tụi tui vì hoàn cảnh nghèo khổ đã bỏ rơi nó. Từ ngày tìm được con, tui mới nhẹ lòng”.
(còn tiếp)
Theo Như Lịch (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.