Phản hồi loạt bài "Bát nháo phân lô bán nền tại Nam Trung bộ - Tây Nguyên": Không quyết liệt ngăn chặn, dễ thành "điểm nóng"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi loạt bài “Bát nháo phân lô bán nền tại Nam Trung bộ - Tây Nguyên” đăng tải, Báo SGGP nhận được nhiều quan tâm, chia sẻ của những chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), quy hoạch, thị trường… 
 
Theo ông Nguyễn Mạnh Hòa, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, những hệ lụy từ nạn phân lô bán nền ai cũng nhìn thấy, nhưng do lợi nhuận hấp dẫn nên nhiều nơi buông lỏng quản lý hoặc cố tình tiếp tay. Việc này rất nguy hại, nhất là việc người mua không xây được nhà sẽ dẫn đến xung đột; quy hoạch bị phá vỡ và thị trường BĐS không thể kiểm soát. 
Trước đây, theo Quyết định 32 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa, việc phân lô tách thửa là do UBND tỉnh quyết định. Sau đó, UBND tỉnh lại giao trách nhiệm quản lý, cấp phép đất phân lô bán nền cho các huyện, trong khi Quyết định 32 vẫn chưa thay đổi. Các địa phương ở Khánh Hòa thoải mái cấp phép, bất chấp hệ lụy về sau. Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa Trần Nam Bình cho rằng: “Sở TN-MT cho nhập thửa, tách thửa, rồi tạo điều kiện phân lô bán nền nhưng những nền đất này hoàn toàn không nằm trong quy hoạch hạ tầng giao thông, điện nước nên không cấp phép xây dựng được”. Cách đây đúng 1 năm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tạm dừng cấp phép phân lô bán nền; đồng thời rà soát, báo cáo ngay số lượng và thực trạng phân lô bán nền để UBND tỉnh có hướng xử lý. Tuy nhiên, đến nay chỉ đạo này vẫn chưa được thực thi nghiêm minh do thiếu kiểm soát, giám sát thực hiện nên xảy ra tình trạng mạnh huyện nào huyện đó nấy làm. Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng vừa yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo cấp huyện, thành phố khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các trường hợp san ủi, phân lô, bán nền trái quy định pháp luật.
Tại Bình Thuận, trước sự phát triển “nóng” của các khu dân cư tự phát ven TP Phan Thiết, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các cấp vào cuộc để chấn chỉnh. Theo kết quả thanh tra, tỉnh Bình Thuận chỉ rõ việc UBND TP Phan Thiết cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang đất ở nông thôn trái với các quy định pháp luật, làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. TP Phan Thiết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với 139 thửa đất với tổng diện tích gần 177.000m² trái quy định pháp luật; Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận cho tách thửa đất không đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt. 
Tại Lâm Đồng, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xây dựng quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn (thay thế Quyết định số 33/2015/-UBND); chỉ đạo Sở TN-MT và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị tách thửa đối với một số loại đất. Tại TP Bảo Lộc, khi “Đồ án quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040” đang trong giai đoạn lấy ý kiến thì những “dự án BĐS” đi trước đón đầu sẽ làm vỡ quy hoạch, nếu không chấn chỉnh hệ lụy về sau sẽ rất lớn. 
NHÓM PV (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.