Nuôi vịt siêu trứng trên đệm lót sinh học ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê (Gia Lai) vừa triển khai thành công dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi vịt siêu trứng TC sử dụng đệm lót sinh học”, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn.
Vịt siêu trứng TC là giống lai tạo được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Đây là giống vịt cho sản lượng trứng rất cao, có thể đạt tới 282 trứng/năm/con nếu được chăn nuôi tốt, đúng kỹ thuật. Việc sử dụng đệm lót sinh học là phương pháp kỹ thuật mới trong chăn nuôi vịt siêu trứng TC trên cạn, không cần có ao hồ. Khi áp dụng phương pháp này, vịt sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị bệnh về tiêu hóa, hô hấp nên năng suất trứng đạt tối ưu; người nuôi cũng tiết kiệm được thời gian vì không phải dọn chuồng trại mà chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm men Balasa vào đệm lót; đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi.
 Ông Nguyễn Chí Tuyết cho vịt ăn. Ảnh: H.T
Ông Nguyễn Chí Tuyết cho vịt ăn. Ảnh: H.T
Trước những ưu điểm nổi bật trên, bằng nguồn vốn khoa học-công nghệ huyện năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê đã quyết định triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi vịt siêu trứng TC sử dụng đệm lót sinh học” trên địa bàn nhằm hướng đến phát triển ngành chăn nuôi của địa phương theo hướng hàng hóa bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa; đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng công lao động nhàn rỗi của địa phương. Theo đó, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với UBND các xã: Dun, Kông Htok, Chư Pơng chọn ra 9 hộ dân có kinh nghiệm chăn nuôi để tham gia mô hình. Các hộ được tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc vịt đẻ trong mỗi giai đoạn; mỗi hộ được hỗ trợ 100 con vịt giống, men vi sinh làm đệm lót, 50% thức ăn chăn nuôi từ 2 đến 24 tuần tuổi, thuốc thú y, các loại vắc xin và phải đầu tư đối ứng số vật tư, thức ăn chăn nuôi còn lại, công lao động… Tổng chi phí để thực hiện mô hình cho mỗi hộ trong 2 năm là hơn 95 triệu đồng với khoản lợi nhuận ước đạt trên 111 triệu đồng.
Niềm vui mỗi ngày của vợ chồng ông Nguyễn Chí Tuyết (làng Ring Răng, xã Dun) là cùng nhau chăm sóc mảnh vườn nhỏ và đàn gà, vịt. Từ khi tham gia mô hình, dù bận rộn vì phải chăm thêm 100 con vịt nhưng đổi lại, vợ chồng ông có thêm niềm vui lúc tuổi già. Theo ông Tuyết, giống vịt siêu trứng TC khá dễ nuôi, chỉ cần chăm sóc kỹ lúc còn nhỏ để vịt thích nghi tốt với môi trường sống là được. Mặt khác, chuồng vịt phải thông thoáng, tránh gió lùa, ẩm ướt, nắng nóng. Đệm lót được pha trộn 2 phần trấu và 1 phần mùn cưa; men vi sinh sau khi ủ với cám gạo được rắc đều lên mặt đệm giúp khử mùi hôi cực kỳ hiệu quả. Khi vịt bắt đầu đẻ trứng nên thắp điện bổ sung 2 tiếng/đêm để kích thích sinh sản. “Sau 3 tháng chăm sóc, đàn vịt bắt đầu đẻ trứng. Đến nay, trung bình mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch được 70-78 quả trứng, hiệu quả hơn nhiều so với vịt bầu mà tôi nuôi trước đây. Trứng thu hàng ngày, tôi bỏ mối cho các tiểu thương trên địa bàn huyện Chư Sê và trong tỉnh với giá 2.000-2.500 đồng/quả; qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định”-ông Tuyết phấn khởi nói.
Gắn bó với nghề chăn nuôi gia cầm tròn 20 năm, song khi tham gia mô hình, anh Nguyễn Xuân Bình (làng Dơ Mó, xã Kông Htok) lại góp nhặt được thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến công việc của mình. Anh Bình chia sẻ: “Phải công nhận giống vịt TC này thời gian sinh sản khá ngắn, mới nuôi 2 tháng 20 ngày đã bắt đầu đẻ. Ngoài 6 con vịt bị hao hụt, số còn lại đều cho trứng khá đều mỗi ngày. Việc sử dụng đệm lót sinh học giúp môi trường chuồng trại luôn sạch sẽ, phòng ngừa được dịch bệnh cho gia cầm. Để phát huy hiệu quả tối đa của đệm lót, tôi thường xuyên bổ sung men hàng tuần và sau 2-3 tháng, nếu đệm lót quá dày thì thay thế cái khác. Phần đệm bỏ, tôi ủ hoai rồi bón cho cây trồng như một loại phân hữu cơ”.
Đánh giá về hiệu quả dự án, ông Lê Sỹ Quý-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê-cho hay: Qua mô hình này, người chăn nuôi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại năng suất cao hơn, tiết kiệm công lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp... Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân rộng ở các xã lân cận như: Ia Pal, Al Bá, Ia Tiêm, Bờ Ngoong để lan tỏa hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại.
Mộc Trà

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.