Nuôi dưỡng doanh nghiệp nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN đang nhận được những tín hiệu lạc quan khi nhiều “ông lớn” trong ngành công nghệ thế giới đến “làm tổ”.

Điều này cho thấy chính sách “dọn ổ” mà chúng ta hoạch định, triển khai mấy năm vừa rồi đã có kết quả cụ thể. Thế nhưng, vấn đề quan trọng hơn cả “đón đại bàng” vào lúc này là nuôi dưỡng để doanh nghiệp (DN) trong nước phát triển. Đầu tiên, đối với bất cứ nền kinh tế nào, DN nội vẫn là xương sống. Xương sống không chắc khỏe thì cơ thể không thể tăng trưởng, phát triển. Chúng ta đều biết DN ngoại có thể đến rồi đi bất cứ lúc nào, tùy vào mục tiêu phát triển từng giai đoạn. Hay những biến cố khách quan cũng dẫn đến những thay đổi trong quyết định đầu tư của họ. Ví dụ như đại dịch thế kỷ Covid-19 chính là nguyên nhân khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới luân chuyển và nhờ đó, VN và một số nước đón được “đại bàng”. Thị trường trong nước đã từng chứng kiến nhiều thương hiệu lớn đến rồi đi, thậm chí họ sang nhượng công ty ở nước ngoài với nhau và chỉ đến khi báo chí quốc tế đăng tải, người dân trong nước mới biết. Hệ thống phân phối Metro Cash Carry, Coca Cola... là những điển hình.

Thứ hai, một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách thu hút vốn FDI là để các DN trong nước được chuyển giao công nghệ, được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thế nhưng cũng vì DN nội không được chú trọng nuôi dưỡng, các quy định ràng buộc còn lỏng lẻo khiến họ chưa có cơ hội và cũng chưa đủ sức để làm vệ tinh cho các “ông lớn”. Nếu DN trong nước vẫn đứng ngoài cuộc chơi, những ưu đãi rất lớn của chúng ta ngoài việc giúp DN ngoại tối ưu lợi nhuận, tối ưu cơ hội đầu tư thì còn vô tình giúp họ chèn ép khối nội không thể lớn lên được. Cứ hình dung thế này sẽ thấy rõ, cùng lĩnh vực ngành nghề nhưng DN FDI được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tiếp cận đất... trong khi DN trong nước thì không. Vốn mỏng, công nghệ yếu, kinh nghiệm thua lại còn thiệt thòi về các điều kiện kinh doanh... chúng ta đương nhiên không có cửa thắng ngay trên sân nhà.

Một vấn đề cũng luôn làm đau đầu các cơ quan có thẩm quyền hiện nay chính là các DN ngoại đang chiếm thị phần quá lớn trong hoạt động xuất khẩu của VN, tới trên 70%. Trong 8 tháng năm 2022, chúng ta vui mừng xuất siêu hơn 4 tỉ USD nhưng niềm vui chưa thể trọn vẹn vì toàn bộ con số này thuộc về khối ngoại, trong khi các DN nội nhập siêu tới mấy chục tỉ USD. Nói một cách đơn giản thì sân chơi này nằm trong tay các DN nước ngoài và DN nội chỉ được chia một phần nhỏ, xương xẩu.

Tất nhiên, vốn FDI, đặc biệt là dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ luôn rất quý báu đối với VN. Các chính sách “dọn ổ” từ cải thiện môi trường đầu tư, ưu đãi... cũng là để cạnh tranh thu hút họ vào. Nhưng đồng thời với đó phải là các chính sách để nuôi dưỡng, phát triển khối DN trong nước; các cơ chế ràng buộc về nội địa hóa, về chuyển giao công nghệ, liên kết chặt chẽ để DN nội có cơ hội lớn mạnh, để tất cả đều win-win cùng thắng.

Chứ nếu chỉ toàn “đại bàng ngoại” tung hoành thì mãi chỉ là khu vườn chứ không thể là đại ngàn hùng vĩ.

 

Theo Nguyên Khanh (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.