Nữ thủ lĩnh làng Tung Breng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gương mẫu, uy tín, tích cực đi đầu trong các phong trào và được người dân tin yêu là nhận xét của cấp ủy, chính quyền xã Ia Krai (huyện Ia Grai, Gia Lai) về bà Rơ Châm Phyal-nữ già làng Tung Breng.
Mời chúng tôi ngồi trước hiên nhà, bà Rơ Châm Phyal trầm ngâm kể: “Lớn lên trong cảnh mồ côi cha mẹ dưới thời bom đạn, 15 tuổi, mình đã đi theo cách mạng. Nhiệm vụ là làm giao liên, vận chuyển lương thực, thuốc men cho bộ đội”.
 Bà Rơ Châm Phyal. Ảnh: H.P
Bà Rơ Châm Phyal. Ảnh: H.P
Sau khi quê hương được giải phóng, bà Phyal về làng Tung Breng sinh sống. Tại đây, bà tiếp tục đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Tạo được uy tín với dân làng từ lúc còn giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã nên đến khi nghỉ hưu vào năm 2013, bà vẫn được dân làng tín nhiệm bầu làm già làng. Trong vai trò này, bà luôn quan tâm sâu sát đời sống người dân trong làng; tích cực vận động bà con xóa bỏ hủ tục, nhất là trong ma chay, cưới hỏi. Đặc biệt, người Jrai quan niệm khi sống chung nhà thì lúc chết cũng chung mồ, do đó có tục chôn chung. Đây là tập tục lạc hậu, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. “Quyết tâm xóa bỏ hủ tục này, mình đến từng nhà nói cho bà con hiểu tác hại của tục chôn chung, phải xóa bỏ để xây dựng đời sống mới. Mình vận động hết tháng này qua năm khác, cuối cùng dân làng cũng nghe ra rồi dần dần từ bỏ”-bà Phyal kể.
Điều nung nấu tâm trí già làng là tìm cách giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bà tích cực hướng dẫn người dân trồng các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê... Nhiều hộ gia đình không có vốn làm ăn, tiền đi bệnh viện, tiền ma chay... bà đều tìm cách giúp đỡ. Già làng Tung Breng còn động viên thanh niên từ bỏ thói quen rượu chè bê tha để chăm chỉ làm ăn; đến từng nhà tuyên truyền người dân xóa bỏ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không đẻ nhiều con gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, gia đình không có điều kiện nuôi dạy con đến nơi đến chốn. Chưa hết, bà còn vận động, kêu gọi các hộ dân cho con em đến trường, xóa mù chữ với lý do “chỉ có cái chữ mới giúp dân làng thoát nghèo, thoát khổ”.
Nói đi đôi với làm, bà Phyal là tấm gương sáng cho người dân làng Tung Breng noi theo về cách nuôi dạy con cái cho đến phát triển kinh tế gia đình. Bà có 4 người con, ai nấy đều có công việc ổn định. Người là cán bộ Đoàn xã, người là bác sĩ, 2 người còn lại cũng có thu nhập ổn định từ việc làm kinh tế gia đình. Riêng bà có hơn 3 ha điều, đều giao cho các con chăm sóc, bà chỉ phụ giúp; mỗi năm bà cũng dôi ra gần 50 triệu đồng để trang trải cuộc sống hàng ngày và giúp đỡ dân làng lúc khó khăn. Trước những đóng góp tích cực, tháng 2-2019, bà được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự-quốc phòng giai đoạn 2009-2019.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ia Krai Lý Minh Hoàng, già làng Rơ Châm Phyal luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, nói dân hiểu, làm dân tin và nghe theo. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, dạy con giỏi, bà còn động viên và hỗ trợ vốn, hướng dẫn các hộ khó khăn trong làng phát triển sản xuất. Đặc biệt, bà luôn vận động các gia đình đưa con em ra lớp đầy đủ, nhờ vậy tỷ lệ học sinh đến trường luôn đạt cao.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null