Nữ sinh 'siêu' 2 ngoại ngữ trúng tuyển đại học top đầu Châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung, Nguyễn Khánh Linh (trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trúng tuyển trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Đây là đại học top đầu châu Á và nằm trong top 20 thế giới năm 2023 theo tổ chức xếp hạng Time Higher Education (THE).

"Chạm" đến giấc mơ

Chỉ còn một tháng nữa là đến hạn đóng đơn đăng ký dự tuyển vào trường Đại học Thanh Hoa, Khánh Linh mới bắt tay vào làm hồ sơ (tháng 10/2022) và trải qua 3 vòng nộp hồ sơ online, phỏng vấn và nộp hồ sơ bản cứng.

Ngoài chứng chỉ Hán ngữ quốc tế (HSK) cấp 5 trở lên, chứng chỉ tiếng Anh đã có từ trước, nữ sinh đã gấp rút chuẩn bị thêm những yêu cầu như hai thư giới thiệu kèm video về bản thân và một bài luận 800 chữ trong vòng 1 tháng.

Vừa lo, vừa sợ quá sức nhưng Linh vẫn quyết nộp hồ sơ để thử thách giới hạn của bản thân. Đặc biệt, cô bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội du học Trung Quốc đã ấp ủ từ lâu. Vì vậy, trong 1 tháng chuẩn bị hồ sơ, Khánh Linh chưa khi nào ngủ trước 2 giờ sáng để tập trung luyện viết bài luận. "Đa số, anh chị du học sinh Việt ở Thanh Hoa đều theo học thạc sĩ, tiến sĩ. Số học sinh trúng tuyển bậc cử nhân rất hiếm nên em càng phải cố gắng, trau chuốt nhiều hơn", cô bạn cho biết.

Nữ sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tự tin, năng động.

Nữ sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tự tin, năng động.

Trong phần viết luận 800 chữ, Linh đã gây ấn tượng với màu sắc riêng, thể hiện là một nữ sinh trường chuyên cá tính, năng động, tự chủ trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, Khánh Linh nhấn mạnh vào cách giải quyết vấn đề, những trải nghiệm khi thực tập ở công ty gia đình... và định hướng tương lai khi chọn ngành Kinh tế.

"Khi đó, em mới chứng minh được bản thân phù hợp với tiêu chí của trường, có thể đóng góp được trên nhiều phương diện cho ngôi trường sẽ theo học", nữ sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cho biết.

Nhờ tư duy ngoại ngữ và khả năng giao tiếp linh hoạt trong mọi tình huống, nhất là tiếng Trung, Linh khá tự tin để truyền tải được toàn bộ suy nghĩ của bản thân trong vòng phỏng vấn với các giáo sư ở Đại học Thanh Hoa. Với những câu hỏi về mặt chuyên môn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, nữ sinh cũng vượt qua một cách nhẹ nhàng.

"Trước đây, em thường được giao lưu với những vị khách ở Trung Quốc cùng gia đình nên dần có sự phản xạ tốt. Vì vậy, khi phỏng vấn, em không bị căng thẳng hay lúng túng. Thay vào đó là phong thái tự tin, cá tính, độc lập nhưng vẫn mang tinh thần cầu thị", Khánh Linh chia sẻ.

Tự chủ trên bệ phóng gia đình

Có nền tảng gia đình tốt, nhưng Linh khẳng định, bản thân em luôn tự chủ trên hành trình học vấn và tự vạch lộ trình vươn đến giấc mơ.

Ngoài việc học, Khánh Linh cũng tham gia CLB CNN Leaders để rèn luyện thêm các kỹ năng sống.

Ngoài việc học, Khánh Linh cũng tham gia CLB CNN Leaders để rèn luyện thêm các kỹ năng sống.

"Thời gian đầu học ngoại ngữ, em rất dễ bị nản vì càng học, càng thấy một biển kiến thức mênh mông, không thấm vào đâu. Nhưng cứ đi rồi sẽ đến, mỗi ngày em đều xây dựng và duy trì thói quen tiếp xúc, sử dụng ngoại ngữ để coi nó là một phần không thể thiếu", Khánh Linh chia sẻ

Chia sẻ thêm, Linh nói: "Từ nhỏ đến lớn, em được gia đình cho học trường công và không có chút năng khiếu học ngoại ngữ nào. Đến lớp 9, ngoài chu cấp tài chính, bố mẹ để em tự tìm giáo viên, liên hệ xin lớp học... để thi vào trường chuyên", Linh kể.

Bận rộn với công việc kinh doanh của gia đình, bố mẹ ít khi ở nhà nhưng Linh không lơ là, chểnh mảng việc học. Ngược lại, nữ sinh tự chủ, tự giác và thường xuyên xin bố mẹ cho đi tiếp khách cùng để học kỹ năng giao tiếp.

Đặc biệt, từ một cô gái không có năng khiếu học ngoại ngữ , nhưng Linh đã kiên trì học qua nhiều hình thức khác nhau. Từ đầu cấp 2, em vừa học trên sách vở, vừa học qua xem phim ảnh, nghe nhạc, giao tiếp với người bản xứ.

Với khả năng tự chủ của bản thân, hành trình du học bắt đầu từ tháng 8 tới đây của Linh sẽ không còn quá nhiều nỗi sợ. Nữ sinh nói: "Em thích nghi với môi trường mới khá nhanh bởi trước khi đi, em đã hỏi các anh chị về những phong tục và con người nơi đây. Ngoài ra, em cũng lên các trang mạng lớn tìm hiểu để có phông văn hóa tự tin khi giao tiếp với bạn bè quốc tế".

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.