Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Mẹ mất, bố bỏ xứ đi để lại 3 chị em Nguyễn Thị Yến (18 tuổi, tổ dân phố 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) bơ vơ phải nương nhờ nhà anh chị họ. Thế nhưng, bằng nghị lực, em đã vượt qua và thi đỗ đại học. Tuy nhiên, giấc mơ giảng đường đại học của em có nguy cơ dừng lại vì thiếu tiền nộp học.

Hoàn cảnh em Nguyễn Thị Yến vô cùng éo le phải nương tựa nhà anh chị họ. Ảnh: Đồng Lai

Hoàn cảnh em Nguyễn Thị Yến vô cùng éo le phải nương tựa nhà anh chị họ. Ảnh: Đồng Lai

Nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, em Nguyễn Thị Yến đã tự nhủ phải thật mạnh mẽ và cố gắng học để có một kết quả như mong đợi. Cụ thể, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua, Yến có điểm thi khối D00 khá tốt với tổng 23,05 điểm (trong đó, môn Văn 7,25; Toán 8,4; Ngoại ngữ 7,4 điểm). Với số điểm trên, Yến đã trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Trung tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương).

Dù ngôi trường đại học rộng mở đón chào nhưng con đường đến với giảng đường đại học của Yến còn nhiều chông gai phía trước. “Sau khi nhận được gmail trúng tuyển của nhà trường, em vừa vui mừng vừa lo lắng vì không biết lấy tiền đâu để tiếp tục ước mơ bước đến giảng đường đại học”-Yến ngậm ngùi.

Chia sẻ về hoàn cảnh, Yến òa khóc nức nở: Mẹ của em mất trong một vụ tai nạn giao thông vào cuối năm 2021. Sau khi mẹ mất, bố cũng bỏ xứ đi làm ăn xa không về nên Yến và hai em ruột là Lê Văn Quý (học sinh lớp 10, Trường THPT Ia Ly), Lê Thị Long Nhi (học sinh lớp 8, Trường THCS Ia Ly) bơ vơ, không biết nương tựa vào đâu. Nhưng may mắn, lúc ấy các em được vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoài (50 tuổi, chị họ, trú tổ 2 cùng thị trấn Ia Ly) đùm bọc, cưu mang đến tận bây giờ.

Chị Nguyễn Thị Hoài là người cưu mang 3 chị em Yến suốt những năm qua. Ảnh: Đồng Lai

Chị Nguyễn Thị Hoài là người cưu mang 3 chị em Yến suốt những năm qua. Ảnh: Đồng Lai

Chị Hoài kể: Lúc trước, tôi thường hay sang nhà mẹ Yến chơi và biết hoàn cảnh rất đáng thương. Chỉ có mẹ Yến là lao động chính bằng nghề làm thuê nhưng từ khi mẹ các em qua đời, người bố cũng không còn ở cùng. Thấy các em còn quá nhỏ mà không được ai chăm sóc nên vợ chồng tôi quyết định dẫn các em về nuôi, vợ chồng tôi ăn gì thì các em ăn nấy.

Được biết, gia đình chị Hoài cũng không khá giả gì, nhưng vì quá thương 3 chị em Yến, nên dù khó khăn cỡ nào thì chị cũng không nỡ để các em bơ vơ. Gia đình chị chỉ có miếng đất nhỏ trồng rau là nguồn thu nhập chính nên sau mỗi giờ học, Yến đều tranh thủ phụ giúp anh chị và làm thêm để kiếm thu nhập, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập. “Mặc dù, gia đình tôi không giàu có gì nhưng thấy các em như thế tôi không cầm lòng được. Cứ nghĩ đến quãng đường nhọc nhằn trước mắt của 3 chị em Yến, tôi suy nghĩ và cố gắng để các em được đến trường học chữ mong mai này thay đổi cuộc sống”-chị Hoài tâm sự.

Thoạt trông vẻ ngoài, Yến có vẻ cứng cỏi và chững chạc hơn nhiều bạn đồng trang lứa. Với gương mặt sáng, thông minh nhưng đôi mắt đượm buồn, bàn tay bé nhỏ của em đầy những vết chai sạn vì lao động sớm. Số phận hẩm hiu, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ đã theo Yến vào trong giấc ngủ. Yến cùng hai em của mình nằm trên chiếc giường xiêu vẹo, lạnh lẽo, cô bé càng thêm tủi thân mỗi khi đêm đến. “Buồn, nhưng em luôn dặn mình phải luôn cố gắng, không được bỏ cuộc giữa chừng vì phía sau còn 2 em nữa”-Yến tâm sự.

Sau giờ học, em Yến phụ giúp anh chị trồng rau và đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập mua đồ dùng học tập. Ảnh: Đồng Lai

Sau giờ học, em Yến phụ giúp anh chị trồng rau và đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập mua đồ dùng học tập. Ảnh: Đồng Lai

Cuộc sống tuy nhiều thử thách, nhưng chưa bao giờ đánh gục được nghị lực và ý chí vươn lên của Yến. Vì thế, em luôn cố gắng học tập, 12 năm học phổ thông, em luôn đạt học sinh khá, giỏi. “Trước lúc mẹ mất có dặn em phải cố gắng học tập thật tốt. Mẹ không thể ở bên chăm sóc, lo lắng cho các con được mãi. Mấy chị em cố gắng bảo ban nhau mà học hành cho tốt để thoát cảnh cơ cực và không chìm trong bóng tối”-Yến rơm rớm nước mắt nhớ lại người mẹ đã mất.

Yến chia sẻ thêm, ban đầu ý định của em là chỉ học đến lớp 12 rồi sẽ nghỉ học, nhưng may mắn có anh chị họ, thầy cô, bạn bè… luôn động viên, hỗ trợ. Và đại học là con đường duy nhất mà em lựa chọn hướng tới, nên em quyết tâm thi vào đại học với mơ ước kiếm được một công việc ổn định để không phụ lòng anh chị họ và lo nuôi hai em. Sau nhiều cố gắng, Yến đã đậu đại học nhưng khi cầm tờ giấy thông báo phải đóng 10 triệu đồng tiền học phí, lòng Yến rối bời. “Lúc thấy số tiền học phí quá lớn, em rất lo sợ mình sẽ không kiếm đâu ra tiền để nhập học và phải từ bỏ con đường học vấn”-Yến nói.

Được biết, hiện nay bản thân vợ chồng chị Hoài còn phải nuôi thêm 2 em của Yến ăn học nên việc chu cấp cho Yến trong những năm đại học là điều rất khó. Trong khi đó, người thân, họ hàng của em thì ai cũng khó khăn, vất vả. Yến rấm rứt khóc: “Được tiếp tục đi học là sự kỳ vọng của mẹ và ước mơ lớn của em. Em cũng dự tính khi vào trường sẽ đi làm thêm kiếm tiền trang trải chi phí ăn uống và tiền trọ. Vì gia đình hoàn cảnh khó khăn, em phải cố gắng để không phụ những gửi gắm trước lúc mẹ đi xa và tấm lòng của anh chị họ. Nhưng số tiền học phí thì chưa biết kiếm đâu ra...”.

Clip: Chia sẻ của em Yến và người chị họ đầy lòng nhân ái. Thực hiện: Đồng Lai

Trao đổi với P.V, cô Mai Thị Thu-giáo viên chủ nhiệm năm lớp 12 của Yến-cho biết: Yến là một cô học trò chăm ngoan, gương mẫu trong học tập và hòa đồng với mọi người. Cả 3 năm theo học bậc THPT em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, được thầy cô và bạn bè thương mến.

“Để động viên Yến, nhà trường luôn hỗ trợ như trao các suất học bổng của trường, của nhà hảo tâm cho em ấy. Điều làm tôi nể phục nhất là mặc dù em rơi vào hoàn cảnh éo le, không được sự quan tâm từ bố mẹ nhưng luôn kiên cường biến khó khăn trở thành động lực học tập, môn nào cũng đạt điểm cao. Đặc biệt, luôn cố gắng vươn lên để tạo động lực cho hai em của mình noi theo”-cô Thu nói.

Ông Rơ Châm Mruych-Bí thư Đảng ủy thị trấn Ia Ly cho biết: Ba chị em Yến thường trú ở tổ dân phố 1, tuy nhiên vì hoàn cảnh khó khăn nên phải sang nương nhờ nhà chị họ ở tổ dân phố 2.

“Nhận thấy hoàn cảnh đặc biệt của em học sinh nghèo vượt khó trong học tập, nhiều năm nay địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ cả ba chị em nhưng nguồn lực có hạn nên không giúp được nhiều”-ông Mruych cho hay.

Mọi sự giúp đỡ em Nguyễn Thị Yến xin liên hệ số điện thoại: 0397183467, STK: 1031514819 tại Vietcombank, chi nhánh Gia Lai; hoặc Báo Gia Lai, STK: 62110002425979 tại BIDV do chị Trịnh Thị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Hành chính-Quảng cáo Báo Gia Lai (số điện thoại 0943065095) phụ trách.

Có thể bạn quan tâm

Ký ức khó quên những năm tháng làm chuyên gia ở Campuchia

Ký ức khó quên những năm tháng làm chuyên gia ở Campuchia

(GLO)- Không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những ngày gian khổ tham gia đoàn chuyên gia Việt Nam giúp nước bạn Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố chính quyền, hồi sinh đất nước đã trở thành ký ức khó quên trong tâm khảm ông Nguyễn Đăng Sơn (157 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku).
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.