Nữ sinh khởi nghiệp với sen đá bằng đất sét, cho 'tuổi thọ' 10 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng kinh doanh sen đá online, nhận thấy việc chăm sóc có nhiều khó khăn và cây dễ chết, Nguyễn Thị Mỹ Dung (trường ĐH Công nghệ TP.HCM) nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với loại sen đá được nặn từ đất sét.
 
Nguyễn Thị Mỹ Dung - sinh viên ngành luật kinh tế (ĐH Công nghệ TP.HCM) dành gần 3 tháng để nghiên cứu và cho ra sản phẩm sen đá được làm từ đất sét - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nguyễn Thị Mỹ Dung - sinh viên ngành luật kinh tế (ĐH Công nghệ TP.HCM) dành gần 3 tháng để nghiên cứu và cho ra sản phẩm sen đá được làm từ đất sét - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Gần 3 tháng mày mò, tham khảo cách làm trên mạng, bỏ biết bao nhiêu đất sét, Mỹ Dung mới có thể cho ra sản phẩm đầu tay. Càng làm Mỹ Dung càng thích và đam mê công việc này. Đến nay, cô đã thành thạo và chỉ cần nửa ngày Dung có thể cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Cô chia sẻ: "Công đoạn khó khi làm là pha màu và tạo cánh cho sen đá, phải biết cân chỉnh phù hợp để màu vừa hài hòa và các cánh sen đều nhau. Tôi còn cố gắng sắp xếp giữa việc học và làm sen đá bằng đất sét để không bị ảnh hưởng".
Hiện tại, Dung nhận đơn hàng online với giá dao động từ 90.000 - 190.000 đồng/chậu, có khi đến vài trăm nghìn tùy kích cỡ cây và yêu cầu của khách. 
TS Nguyễn Xuân Hoàng Việt (phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP.HCM) cho biết Mỹ Dung là sinh viên năng nổ và chịu khó, mới học năm nhất đã tham gia chương trình sinh viên khởi nghiệp của trường. Dù không đoạt giải, Dung đã tích góp được nhiều kinh nghiệm. Đến năm 2, Mỹ Dung mạnh dạn hơn, đăng ký tham gia với dự án khởi nghiệp làm sen đá từ đất sét và đã đoạt giải quán quân.
"Mong rằng sẽ có nhiều sinh viên sẽ tự tin và sẵn sàng tham gia sân chơi khởi nghiệp để mang đến nhiều dự án thiết thực cho cộng đồng", TS Nguyễn Xuân Hoàng Việt nói.
 
Mỹ Dung dùng loại đất sét của Thái Lan, trộn màu trước khi tạo hình cây sen đá - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Mỹ Dung dùng loại đất sét của Thái Lan, trộn màu trước khi tạo hình cây sen đá - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
 
Mỹ Dung cho biết cái khó khi làm sen đá bằng đất sét là tạo cánh cho cây, phải thật tỉ mỉ để kết các cánh đều nhau - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Mỹ Dung cho biết cái khó khi làm sen đá bằng đất sét là tạo cánh cho cây, phải thật tỉ mỉ để kết các cánh đều nhau - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
 
Thời gian đầu, phải mất gần 3 tháng để Dung cho ra sản phẩm đầu tay. Hiện tại chỉ cần nửa ngày Dung đã hoàn thành được 1 sản phẩm hoàn chỉnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Thời gian đầu, phải mất gần 3 tháng để Dung cho ra sản phẩm đầu tay. Hiện tại chỉ cần nửa ngày Dung đã hoàn thành được 1 sản phẩm hoàn chỉnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
 
Bảo quản sen đá bằng đất sét cần tránh ánh nắng gắt, tránh nước và đặt ở nơi thoáng mát, cây sẽ có ‘tuổi thọ’ từ 7-10 năm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bảo quản sen đá bằng đất sét cần tránh ánh nắng gắt, tránh nước và đặt ở nơi thoáng mát, cây sẽ có ‘tuổi thọ’ từ 7-10 năm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
NGỌC PHƯỢNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.