Nữ kế toán mê nông nghiệp sạch

Câu chuyện về chị Trần Thị Hoài Thanh (ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) lựa chọn khởi nghiệp bằng bánh tráng nước dừa và các loại nông sản sạch đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác.

Phía sau quyết định ấy có hai điều nổi bật ở chị: đam mê và can đảm.

Là dân kế toán nhưng chị Thanh lại mê mùi đất, mùi rơm rạ, mùi cây trái chín hơn rất nhiều so với việc ngồi văn phòng với những con số. Chị kể, sau nhiều lần theo chân chồng đi thăm các dự án, chị nhận thấy nông sản ở Bình Định nói riêng, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên nói chung rất chất lượng. Từ những kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian dài cung ứng đặc sản vùng miền vào các hệ thống siêu thị, chị nhận thấy nhu cầu về nông sản sạch là rất lớn.

 

Chị Hoài Thanh trên đất trồng cây trái sạch của mình. Ảnh: NHÃ THI
Chị Hoài Thanh trên đất trồng cây trái sạch của mình. Ảnh: Nhã Thi


Vậy là chị xắn tay làm nông dân khoảng chục năm trước với rất nhiều chữ “không”: Không có cộng đồng khởi nghiệp, không có chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, không có máy móc tiện lợi, không có công nghệ thông tin tiện dụng… Chỉ có kiến thức thu thập được, sự đam mê và lòng can đảm, chị Thanh đầu tư vào đó rất nhiều tâm huyết, công sức, thời gian và tiền bạc kỳ vọng “đất nở hoa”.

Hiện tại, chị có một trang trại chuyên trồng các loại dưa lưới, dâu tây và các loại rau công nghệ cao ở H.Tuy Phước, Bình Định. Ngoài ra, có một số vườn liên kết trồng cây ăn trái như bưởi da xanh, sầu riêng, xoài theo tiêu chuẩn Vietgap ở Gia Lai, Phú Yên, Bình Định.

Đang trên đà thực hiện các dự án nông nghiệp sạch của riêng mình thì chị Thanh bị tai nạn giao thông. Đó là một vụ tai nạn nghiêm trọng mà những người chứng kiến tại hiện trường đều nghĩ chị không thể qua khỏi khi bị xe tải cán và cuốn vào gầm xe. Nhưng rồi, bằng phép màu nào đó, chị đã hồi phục và trở về sau một năm trời nằm viện, trải qua hàng chục ca phẫu thuật lớn nhỏ.

Và chị bắt đầu thực hiện dự án nông nghiệp sạch của mình. Đến nay, đặc sản Bình Định được Song Thủy (thương hiệu của chị) cung ứng đến nhiều siêu thị lớn nhỏ, cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc như chả ram tôm đất, các loại dưa lưới. Ngoài ra, với dự án chuỗi thực phẩm sạch thân thiện Song Thủy Garden hiện mới bắt đầu với 2 cửa hàng, dự kiến năm 2022 sẽ mở thêm ít nhất 5 điểm và trở thành nơi mua sắm thực phẩm sạch giá tốt nhất, cung cấp thực phẩm sạch cho các trường học góp phần làm cho bữa ăn thế hệ tương lai ngày càng sạch hơn.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Phó giám đốc Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại Bình Định, cho biết: “Chị Thanh là người tiên phong trong việc đưa bánh tráng nước dừa Bình Định đi xa, biến một đặc sản địa phương thành một mặt hàng phổ biến và có lượng tiêu thụ ổn định, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Chúng tôi rất ủng hộ các doanh nghiệp đi theo hướng xanh, sạch như Song Thủy”.

Bên cạnh đó, chị Thanh còn có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp xã hội, với mục đích mang đến việc làm cho chị em phụ nữ bị suy giảm sức lao động do bẩm sinh hoặc tai nạn như chị. Lợi nhuận thu được sẽ dùng hỗ trợ các trường hợp là phụ nữ đang bị tổn thương về cơ thể và tâm lý sau tai nạn.

Theo Tâm Ngọc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.