Nông nghiệp Đắk Nông nhận diện và khắc phục những điểm yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngành Nông nghiệp Đắk Nông phát triển vượt bậc trong năm 2023, nhưng vẫn còn những hạn chế và cần sớm được khắc phục để bảo đảm phát triển bền vững.

Năm 2023 ngành Nông nghiệp Đắk Nông đạt được những kết quả lớn. Tổng giá trị nông nghiệp của tỉnh đạt 18.537 tỷ đồng, tăng 3.045 tỷ đồng so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 6,76%, vượt trên 2% so với kế hoạch, đứng thứ hai toàn quốc.

Năm 2023, tổng sản phẩm lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của Đắk Nông đạt 18.537 tỷ đồng, tăng 3.045 tỷ đồng so với năm 2022.

Năm 2023, tổng sản phẩm lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của Đắk Nông đạt 18.537 tỷ đồng, tăng 3.045 tỷ đồng so với năm 2022.

Giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình đạt 103 triệu đồng/ha, vượt 11 triệu đồng so với kế hoạch. Tỉnh có 95 sản phẩm của 78 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất được công nhận OCOP hạng 3 và 4 sao.

Dự kiến, tỉnh có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 40 xã. Dự kiến năm nay, Đắk Nông có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế 5 xã.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, ngành NN-PTNT Đắk Nông vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể như việc thực hiện đề án và xử lý các tồn tại về tái cơ cấu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) còn chậm.

Phát triển của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa thật sự nổi bật so với các khu vực xung quanh

Phát triển của các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa thật sự nổi bật so với các khu vực xung quanh

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT, tỉnh vẫn chưa có chính sách hỗ trợ 4 vùng NNƯDCNC. Chính vì thế, các vùng này phát triển chưa thật sự nổi bật so với các khu vực xung quanh. 3 năm qua, tỉnh cũng chưa công nhận thêm được vùng NNƯDCNC nào.

Chuyển đổi cơ cấu ngành Nông nghiệp còn manh mún, chưa tập trung, chưa mang tính khoa học. Sản xuất nông nghiệp liên kết còn thấp, chưa có chuỗi quy mô lớn phục vụ thị trường.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT, một phần nguyên nhân là do việc xây dựng các chính sách đặc thù về nông nghiệp để bảo đảm phát triển và thu hút đầu tư chưa đạt yêu cầu. Tỉnh chưa tạo được nguồn lực lớn cho nông nghiệp, các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp phát triển, liên kết lớn với nông dân...

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay đang thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hạ tầng trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác cây trồng chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập.

Tình trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu bền vững, mang tính thời điểm và chạy theo xu hướng giá cả thị trường. Doanh nghiệp và nông dân chưa đồng hành, phối hợp để giải quyết khi giá cả thị trường biến động…

Cũng theo ông Phạm Tuấn Anh, để xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai tốt các nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sở NN-PTNT tăng cường công tác quản lý Nhà nước và tập trung thực hiện có hiệu quả các đề án về tái cơ cấu nông nghiệp và NNƯDCNC một cách trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả.

Trong đó, Sở NN-PTNT kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị quyết của HĐND tỉnh về nông nghiệp nhằm tạo nguồn lực lớn hơn, phù hợp với thực tiễn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.

Nghị quyết này sẽ ưu tiên phát triển các vùng NNƯDCNC, thu hút các nhà đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỉnh ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, phát huy vai trò liên kết trong, thúc đẩy liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất tập trung.

Hợp tác xã nông nghiệp ở Đắk Nông cần được trợ lực mạnh mẽ hơn để phát triển

Hợp tác xã nông nghiệp ở Đắk Nông cần được trợ lực mạnh mẽ hơn để phát triển

Ngành Nông nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp; sản xuất tập trung. Tỉnh thúc đẩy liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất tập trung, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông thôn.

Có thể bạn quan tâm