Nồng nàn rượu ghè làng Vân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cũng như nhiều ngôi làng khác trên địa bàn tỉnh, bà con làng Vân vẫn giữ thói quen tự ủ rượu ghè để tiếp đón khách quý, dùng trong các lễ cúng của gia đình hay việc chung của làng. Tùy vào từng vùng mà người dân sẽ lưu giữ cho mình những công thức riêng khiến hương vị rượu thêm thơm ngon, nhưng không phải nơi nào cũng đem đến niềm thương nhớ như rượu ghè làng Vân.
 

 Rượu ghè làng Vân có hương vị ngọt dịu làm say lòng người. Ảnh: P.V
Rượu ghè làng Vân có hương vị ngọt dịu làm say lòng người. Ảnh: P.V

Để tìm hiểu bí quyết làm nên loại rượu này, chúng tôi tìm đến nhà bà Rơ Châm Blớt, người làm rượu ngon nổi tiếng trong làng. Cả bà Blớt và chồng là ông Rơ Mah Khil đều đang ở nhà. Giữa căn phòng rộng, ông bà đặt một ghè rượu cùng rổ trứng gà luộc sẵn để tiếp đón khách quý. Cạnh đó, bà Blớt bày biện bộ chày cối bằng sắt, mẹt cơm nấu sẵn để nguội và miếng men khô truyền thống do tự tay bà làm. Bà Blớt chia sẻ: “Rượu ghè của làng chúng tôi chỉ dùng men tự làm thôi, không mua men người ta bán vì sợ khi ủ rượu sẽ không ngon, uống vô lại đau đầu”. Bà Blớt cho hay, chất men lấy từ vỏ jam-một loại cây có nhiều trong rừng. Vỏ cây jam đập dập, ngâm với nước. Các nguyên liệu khác gồm ớt, riềng, mía trắng, mướp đắng đem giã nhuyễn trộn với nước ngâm vỏ cây jam, trộn thêm bột gạo cho quyện lại rồi bọc lá riềng ủ trong vòng 5 ngày. Sau đó vo thành từng viên, phơi trên giàn bếp cho đến khi men khô thì đem cất, khi nào cần ủ rượu đem ra giã mịn, trộn đều với cơm mới nấu để nguội và ít cám gạo. Tất cả cho vào ghè, phủ lên trên một lớp trấu, sau đó bịt kín miệng ghè rồi ủ trong vòng 2 tuần thì đem ra dùng. Vì là men tự làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên nên rượu ghè để càng lâu uống càng ngon mà không sợ bị hỏng.

Sau một hồi trò chuyện, bà Blớt nhanh tay giã mịn một miếng men, rồi từng bước ủ một ghè rượu cho chúng tôi “mục sở thị”. Ông Khil cho biết: “Ngày trước, mỗi dịp giã men rượu, cả làng tập trung ở nhà chúng tôi để cùng làm, vui lắm. Ngày giã men thì chỉ làm duy nhất công việc giã men thôi, không ai được làm bất kỳ việc gì khác. Men ủ xong thì chia cho từng nhà đem về làm rượu. Khi làm men mà trong nhà có con vật gì mang bầu cũng không được giã, ông bà kiêng vì sợ nó nghe tiếng chày thì kinh sợ, không tốt. Đến giờ, mình vẫn lưu giữ cách làm men rồi dạy cho con cái để nó tiếp nối, không làm mất đi hương vị rượu ghè của làng”.

Lần lượt, chúng tôi được mời vít một cang từ ghè rượu mà bà Blớt đã chuẩn bị sẵn. Vị ngọt dịu đọng lại nơi cuống họng, hương men cay cay len lỏi lên cánh mũi đem lại một cảm giác ngất ngây dễ chịu. Vì vậy, những ai từng được thưởng thức một lần đều khó có thể quên được hương vị đậm đà, thơm ngon của loại rượu truyền thống độc đáo này.

Anh Vũ Hồng Trường-cán bộ Văn hóa-Thông tin thị trấn Ia Ly cho hay: “Hầu hết các ngôi làng ở thị trấn vẫn còn lưu giữ cách làm rượu ghè truyền thống, nhưng nổi danh nhất vẫn là rượu ghè làng Vân. Cách làm men ủ độc đáo đem đến cho rượu ghè một hương vị khó tả. Cùng với những nét văn hóa đặc sắc như cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, chúng tôi vẫn thường động viên, khuyến khích bà con gìn giữ, trao truyền cách làm rượu ghè truyền thống để lưu giữ một sản phẩm đặc trưng của người Jrai ở Ia Ly nói riêng, huyện Chư Pah nói chung”.

 PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.