Nông dân vùng Đông Bắc Gia Lai liên tiếp đón "mưa vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những ngày nghỉ lễ, người nông dân vùng Đông Bắc tỉnh đã liên tiếp đón nhận niềm vui khi trời đổ cơn mưa lớn giúp hàng ngàn ha cây trồng được giải hạn.

Một phần TP. Pleiku cũng như các huyện: Chư Pah, Đak Đoa, Ia Grai… đã rơi vào tình trạng khô hạn suốt nhiều tháng trời. Đây đều là những vùng trọng điểm canh tác cây cà phê. Khi cây cà phê ra hoa, kết trái cũng là lúc cần một lượng nước lớn để đảm bảo cho một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, hạn hán kéo dài, mực nước tại các hồ, suối đều xuống thấp khiến người nông dân lo lắng bởi quá trình kết trái bị ảnh hưởng lớn. Ở nhiều nơi, người nông dân phải tưới tranh thủ dẫn đến việc vườn cà phê phát triển không đồng đều và tốn khá nhiều thời gian, kinh phí.

 

“Mưa vàng” hứa hẹn mang về vụ mùa bội thu. Ảnh: L.V.N
“Mưa vàng” hứa hẹn mang về vụ mùa bội thu. Ảnh: L.V.N

Đa số nông dân chọn cách “chữa cháy” là cảo giếng sâu thêm để có đủ nước hoặc đào giếng mới. Tuy nhiên, khi các mạch nước ngầm cũng rơi vào tình trạng khô kiệt thì đây cũng không phải là phương án triệt để. Ông Phạm Văn Mạnh (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: “Ở vùng này nhà nào cũng phải cảo giếng để tưới cà nhưng đào sâu thêm mấy mét cũng không ăn thua, chỉ tưới được vài trăm cây cà rồi lại trơ đáy. Mà cảo giếng thì đâu có rẻ, giá 1,2 triệu đồng/mét đấy chứ. Đào giếng khoan mất khoảng 15-20 triệu đồng/giếng 100 mét thì chắc ăn hơn nhưng nếu khoan phải đá thì cũng vất vả lắm”. “Vắt chân lên cổ” để tìm nguồn nước vẫn không đạt hiệu quả, người dân đành phải trông chờ vào ông trời với những cơn mưa đầu mùa. Trước thời điểm nghỉ lễ vừa qua đã xuất hiện 1-2 cơn mưa rải rác ở vài nơi nhưng vẫn không thấm vào đâu so với tình trạng khô cằn kéo dài.

Bởi vậy, dù đã đón nhận những cơn mưa giải hạn nhưng người nông dân vẫn như ngồi trên đống lửa khi nắng nóng gay gắt trong thời gian qua. Nỗi lo ấy chỉ được giải tỏa khi trong 3 ngày lễ đã có hai cơn mưa lớn đổ xuống vùng Đông Bắc Gia Lai. Từ khoảng 15 giờ ngày 29-4, mưa rào đã đổ xuống đồng loạt khiến người dân khấp khởi mừng vui. Niềm vui ấy càng được tăng lên khi từ khoảng 17 giờ ngày 1-5, cơn mưa nặng hạt lại tiếp tục đổ xuống khiến các vườn cây được tưới mát. Tùy từng vùng khác nhau, cơn mưa kéo dài từ 45 phút đến hơn 1 giờ đồng hồ, thậm chí nhiều nơi đã xuất hiện mưa đá. Và với lượng mưa lớn, đất đã thấm đẫm nước thì người nông dân đã có thể yên tâm khi mùa mưa đã đến gần.

Ở xã Ia Sao, huyện Ia Grai-nơi được coi là thủ phủ cà phê, những ngày này người dân đang nô nức đi phun thuốc trừ rệp khi cơn mưa rào đã rũ bỏ những bông hoa khô để lộ ra quả non mới nhú. Ông Đỗ Văn Thoại-thôn Tân Lập, xã Ia Sao phấn khởi: “Nhà tôi có hơn 1,5 ha cà đang chờ nước tưới cả tháng nay. May mà có cơn mưa rào chứ không thì lại phải kéo ống tưới rồi. Mọi năm tưới 3 đợt là xong, năm nay nhiều nhà tưới đến đợt thứ 4 rồi đấy. Thế này thì khỏi lo quả cà non bị héo nữa”. Cùng chung niềm vui với người nông dân ở xã Ia Sao, ông Nguyễn Văn Hải, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah cho biết: “Nhà tôi đang tưới dở vườn cà thì trời đổ mưa nên lại thu ống về. Mỗi ha cà tưới mất khoảng 2-3 triệu đồng, giờ mưa xuống thấm đất thế này thì giảm được biết bao nhiêu. Mong là sắp tới trời mưa thường xuyên hơn chứ cứ nắng như mấy tháng gần đây thì người dân lại khổ”.

Hy vọng, những cơn “mưa vàng” vừa qua sẽ là tín hiệu vui cho một mùa màng đầy bội thu với người nông dân.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.