Nông dân Ia Băng nỗ lực thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với sự “tiếp sức” của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân tộc thiểu số ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Theo ông Lê Văn Hùng-Chủ tịch UBND xã Ia Băng, toàn xã có 677 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, xã đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất. 
Trong năm 2020, xã đã hỗ trợ 22 con dê giống cho 10 hộ nghèo, cấp 7 con bò cái sinh sản cho hộ thuộc chương trình phát triển sản xuất; đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với kinh phí trên hơn 171 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn tích cực phối hợp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho bà con. Nếu đầu năm 2020 số hộ nghèo toàn xã là 63 hộ thì đến nay đã giảm xuống còn 52 hộ.
Đáng ghi nhận là mặc dù điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi không mấy thuận lợi nhưng người dân nơi đây rất có tinh thần vượt khó, chăm chỉ làm ăn và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống dần được cải thiện, không chỉ thoát được cái đói cái nghèo bủa vây mà còn từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. 
1. Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
2. Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
5. Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn, năng động đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4. Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
8. Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.