Nông dân Gia Lai vẫn tự phát trồng tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục khuyến cáo, tuy nhiên, trước thông tin giá tiêu tăng vùn vụt, ổn định như hiện nay, nhiều nông dân đã đổ xô đi trồng tiêu, bất chấp nguy cơ có thể trắng tay, nợ nần chồng chất bất cứ lúc nào...

Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu

Xã Nam Yang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là một trong những vựa cà phê lớn nhất nhì của tỉnh. Mặc dù, nhiều vườn cây vẫn còn đang độ sung sức song trước “cám dỗ” rằng trồng cây tiêu mới có thể trở nên giàu có, nhiều nông dân đã sẵn sàng chặt phá không thương tiếc loại cây đã một thời biến họ từ chỗ nghèo “mồng tơi không kịp rớt” vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chân chính bằng mồ hôi nước mắt.

 

Cây cà phê vừa bị phá để thay vào đó là những trụ tiêu xi măng. Ảnh: Ngọc Linh
Cây cà phê vừa bị phá để thay vào đó là những trụ tiêu xi măng. Ảnh: Ngọc Linh

Tại khu rẫy nhà mình, anh Huỳnh Xuân Vinh (35 tuổi, thôn 1, Nam Yang) vừa hoàn thành “công cuộc” nhổ tận gốc hơn 1.000 gốc cà phê vẫn còn đang sung sức để thay vào đó là những trụ tiêu được đúc bằng xi măng. Anh tâm sự, ở xã này có người trúng vụ tiêu vừa rồi, thu được đến mười mấy tấn tiêu khô, cầm trong tay cả tỷ bạc như chơi.

Hiện tiêu đang gần 130.000 đồng/kg, nhưng nếu giá có xuống còn 50.000 đồng/kg thì nông dân vẫn có lời trong khi lại khoẻ hơn làm cà phê. Do khi thả bầu mà tiêu sống rồi thì chỉ xịt thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm chừng 1 lần, bỏ phân cũng không bao nhiêu.  

Nói chung, cây cà phê cũng cho thu nhập cao nhưng chăm sóc quá cực. Mọi tài sản trong nhà tôi có được đều từ cây cà phê, tuy nhiên muốn giàu có hơn, con cái được học hành ở những trường danh tiếng thì bây giờ phải chấp nhận mạo hiểm thôi. Anh Vinh lý giải.

 

Ảnh: Ngọc Linh
Ảnh: Ngọc Linh

Được biết, chi phí cho mỗi gốc tiêu ban đầu là khoảng 200.000 đồng nếu người dân tự đổ trụ (110.000 đồng tiền trụ, 2 dây tiêu hết 50.000 đồng, phân, công banh bồn khoảng 40.000 đồng). Còn nếu mua trụ thì chi phí là 220.000 đồng/gốc.

Với 1 ha đất, gần 1 năm nay, anh Vinh đã trồng được 650 trụ tiêu, đã ngốn hết gần 200 triệu đồng. Anh Vinh dự định thời gian tới sẽ “xuống” thêm 1.400 trụ nữa cho kín đất, bước đầu sẽ cần chi thêm hơn 200 triệu đồng nữa, toàn phải đi vay ngân hàng.

Về kỹ thuật trồng tiêu, anh Vinh cho rằng chỉ trồng theo kiểu hỏi thăm những người đi trước. Sau khi phá cà phê, anh Vinh chuyển thẳng sang trồng tiêu với cách phòng bệnh ban đầu là đổ vôi, thuốc trừ mối, trừ sùng rồi ủ một thời gian ngắn, dân ở đây toàn làm vậy.

Ở xã này, người trồng tiêu hầu hết đều phá cà phê. Năm nay, xã Nam Yang sẽ phá trên 100.000 gốc cà phê để chuyển sang trồng tiêu. Nhiều lúc xi măng không đủ cung cấp cho dân đổ trụ do đó mới có chuyện dân đi đổ trụ khoán mỗi ngày cũng kiếm được gần 500.000 đồng/người.

Ông Nguyễn Công Bình- Chủ tịch Hội Nông dân xã cho rằng, theo thông tin ban đầu thì có chừng 60 ha cà phê ở xã này bị phá để trồng tiêu, nhưng khả năng con số này sẽ còn tăng nữa. Hiện Hội đã nhận được tin có tiêu bệnh, chết nhưng chưa nắm được con số thực tế. Hội cũng đã khuyến cáo bà con không nên chuyển đổi kiểu này nhưng dân vẫn bất chấp, quyết làm giàu.  

Canh bạc may rủi

Về vấn đề này, bà Trần Thị Nhuận- Trưởng phòng kỹ thuật Chi Cục bảo vệ thực vật Gia Lai cho biết, khi phá cà phê xong, bà con nên trồng một số loại cây khác như đậu, đỗ… khoảng 2 năm cho đất thuần rồi trồng tiêu thì sẽ hạn chế được bệnh bởi cây cà phê có nhiều rễ, rễ có nhiều tuyến trùng bệnh, dần dần sẽ xâm nhiễm vào cây tiêu.

 

Vườn tiêu vừa chết sạch của một nông dân xã Nam Yang. Ảnh: Ngọc Linh
Vườn tiêu vừa chết sạch của một nông dân xã Nam Yang. Ảnh: Ngọc Linh

Theo bà Nhuận thì có một thực tế là, khi trồng dân có báo cho ai đâu, nhưng đến lúc tiêu chết thì kêu rầm lên. Qua kiểm tra tại nhiều rẫy trồng tiêu trên diện tích cà phê vừa phá, dân đều nói rằng: Chúng tôi đã làm, thực tế tiêu đang phát triển tốt. Nói thế thì cán bộ kỹ thuật cũng bó tay, chẳng biết giải thích gì hơn, đó chỉ là ăn may thôi.

Chi cục vẫn thường xuyên khuyến cáo về các loại bệnh trên cây tiêu cũng như cách phòng trừ tuy nhiên chỉ có số ít người chú tâm nghe và làm theo, phần đa đều làm theo ý mình.

Nguyên nhân khiến dây tiêu vốn mẫn cảm dễ nhiễm bệnh đó là nông dân thường chọn nhánh ác vì sớm cho quả đồng thời còn có nguồn thu từ bán dây. Rồi chuyện thâm canh cao, bón nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc kích thích quả dẫn đến cây tiêu bị thoái hoá, rễ rất dễ tổn thương, dễ nhiễm bệnh. Những nơi, tiêu bị bệnh hàng loạt hầu hết do người dân trồng trên đất úng nước, kém thoát nước, gặp mưa nhiều, có người còn bón phân tươi...

Nơi nào cây đã mắc bệnh dẫn đến tiêu chết, nông dân nên thu gom thân, rễ đi thiêu huỷ, trụ đó nên xử lý để chừng hơn một năm sau thì trồng lại, không nên thấy đất trống trồng lại ngay vì bệnh sẽ tái phát nhanh. Bệnh lây lan qua dụng cụ lao động, giống, qua đất, nguồn nước nên cũng nên để ý các yếu tố này.

Hiện đã có thuốc đặc trị bệnh chết nhanh chết chậm nhưng hiệu quả thì rất khó nói, bởi mầm bệnh nằm trong đất rất khó phòng trừ. Bên cạnh đó, chất đất, chế độ canh tác cũng làm cho tác dụng của thuốc cũng khác nhau. Có thể trị được bệnh nhưng với điều kiện bệnh mới phát hiện thì xử lý tốt, phải tổng hợp các biện pháp, điều quan trọng nhất là trước đó các khâu chọn đất, làm đất, xử lý ban đầu phải tốt.

Đánh giá về mức độ nhiễm bệnh trên cây tiêu toàn tỉnh, bà Nhuận cho rằng đang ở mức độ bình thường, nhưng bà con không thể không đề phòng mùa mưa sắp đến, lúc đó bệnh sẽ phát với mức độ cao hơn, nguy cơ tiêu chết hàng loạt rất dễ xảy ra...

Gia Lai là tỉnh nông nghiệp, do đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng luôn được tỉnh quan tâm. Tỉnh Gia Lai đã hoàn thành quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Song trên thực tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh nông dân đang theo tính tự phát, ẩn chứa nhiều rủi ro và thiếu bền vững.

Ngọc Linh

Theo số liệu về tình hình sâu bệnh hại trên cây tiêu từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai (chủ yếu thống kê tại huyện Chư Sê, Chư Pưh- 2 vựa tiêu của tỉnh), bệnh vàng lá thối rễ tơ (chết chậm) hại 400 - 700 ha; bệnh thối gốc, thối thân (chết nhanh) hại năm 2009 là 143ha, năm 2010 là 738,5ha, đặc biệt sau cơn bão số 9 năm 2009 đã làm cho hàng chục ngàn trụ tiêu bị chết hàng loạt và còn gây ảnh hưởng đến những năm sau.

Đến năm 2011, mưa nhiều dẫn đến độ ẩm cao nên bệnh cũng gây hại dẫn đến một số vườn tiêu bị chết hàng loạt, diện tích bị bệnh 663 ha (nhẹ là 482 ha, trung bình là 93 ha, nặng là 58 ha). Bệnh hại do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhân dân phát triển mở rộng diện tích một cách tự phát, không theo quy hoạch, trồng và chăm sóc không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Hậu quả là tiêu chết nhiều, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm