Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

Cũng trong dịp tết, quán Aroma Beach tại Nha Trang bị khách Trung Quốc tố bán giá "trên trời" với 500.000 đồng một đĩa rau muống xào tỏi, cà nướng tím mỡ hành 1,89 triệu đồng một phần…, chưa kể phụ thu ngày tết 4,7 triệu đồng.

Những câu chuyện "chặt chém" này không hề hiếm, mà thường xuyên diễn ra tại những điểm du lịch lớn, hoặc cao điểm lễ tết. Với sức mạnh của những nút share trên mạng xã hội, những cửa hàng "dính phốt" nhẹ thì bị tẩy chay, nặng thì bị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, đình chỉ hoạt động.

Song, trong số không ít vụ việc tương tự, số bị đưa ra công luận hay bị xử lý chỉ đếm trên đầu ngón tay - cho thấy những khoảng trống trong quản lý kê khai, niêm yết giá.

Luật Giá 2023 đã quy định rõ: người bán phải niêm yết giá hàng hóa "bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng", thông qua các hình thức như in, dán, ghi thông báo trên bảng hoặc in trên bao bì sản phẩm… Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết. Tuy nhiên, trên thực tế, mức phạt theo Nghị định 87/2024 khá thấp, khi người bán chỉ bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng nếu không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ.

Câu hỏi đặt ra là do mức phạt thấp nên người bán chỉ niêm yết giá cho có, niêm yết một đằng thu tiền khách một nẻo; hay do việc kiểm tra, giám sát, xử phạt của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo khiến người bán "nhờn luật"?

Dù câu trả lời nằm ở vế nào, thì phần thua thiệt cũng thuộc về khách hàng. Nhìn rộng hơn, người bán hưởng lợi vài chục triệu nhờ "chặt chém" du khách, nhưng môi trường kinh doanh, du lịch của cả một địa phương chịu tiếng xấu, bị ảnh hưởng.

Mất rất nhiều năm để du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) xóa đi ấn tượng "9 tháng mài dao, 3 tháng chém" với du khách. Để làm được điều này, hàng loạt biện pháp quyết liệt đã được cơ quan quản lý địa phương triển khai như yêu cầu tất cả nhà hàng, cơ sở ăn uống lưu trú phải kê khai, niêm yết giá và đặc biệt là các đoàn kiểm tra liên tục, xử phạt những điểm vi phạm. Dù chưa thể xử lý triệt để, song nhờ những nỗ lực này, Sầm Sơn vài năm trở lại đây đã thành một trong những điểm du lịch "hot" với lượng khách kỷ lục.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo giá hôm 6.2, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã thẳng thắn chỉ rõ luật Giá sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7.2024 nhưng các quy định chưa được thực hiện nghiêm. Ông yêu cầu Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành ngay chỉ thị vì theo ông, chỉ khi làm nghiêm việc niêm yết giá mới giữ được môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh nâng khống giá bán, lợi dụng "bắt chẹt" hành khách để lấy tiền.

Tuy nhiên, bài học từ Sầm Sơn cho thấy dù là yêu cầu bắt buộc cũng rất khó chờ người bán chủ động làm đúng luật. Chỉ khi cơ quan quản lý thực hiện đúng chức năng kiểm soát, giám sát thường xuyên, liên tục và xử lý thật nặng hành vi gian dối, thì khi đó người bán mới làm đúng bổn phận kê khai, niêm yết giá.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.