Niềm vui nghề giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm nào, trước thềm năm học mới, người ta cũng nói nhiều tới nghề giáo quá! Chẳng biết theo thời gian, cảm xúc rơi rớt bao nhiêu, mà sao mình lại thế này: không buồn, không vui.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Mấy hôm nay, mình lại chuẩn bị cho năm học mới. Ít ngày nữa là khai giảng rồi, hình như đây là lần thứ 20 sao đó. Năm nào, trước thềm năm học mới, người ta cũng nói nhiều tới nghề giáo quá! Chẳng biết theo thời gian, cảm xúc rơi rớt bao nhiêu, mà sao mình lại thế này: không buồn, không vui.

Ngay từ đầu đến với nghề, mình đã xác định mục đích để mưu sinh. Tự nghĩ mình sẽ sống với nghề như bất kỳ ai làm nghề mà họ đã lựa chọn. Nghề giáo cũng chỉ là một trong hàng trăm nghề khác thôi mà. Tới giờ mình đã xem như nghiệp. Cũng nhiều khi nản lòng vì nhiều lẽ nhưng cuối cùng mình đã tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong từng ánh mắt của trẻ thơ.

Thời gian cứ trôi, mùa đông giá buốt rồi mùa khô oi bức lại đến. Những cô bé bao giờ cũng chỉ có một tư thế ngồi. Đôi mắt trong veo của nó luôn khiến người ta xao xuyến. Nhiều lúc, mình chợt hỏi: "Sao con cứ chăm chăm nhìn cô vậy bé. Không nhất thiết vậy đâu. Con cứ thoải mái đi mà". "Dạ, con phải chăm chú đó cô. Con mà nhìn lung tung, lỡ sót lời cô giảng!"- cô học trò nhỏ đáp lời.

Rồi có những đứa con trai ngỗ nghịch, chỉ biết phá phách luôn khiến mình phải đau đầu. Có lúc mình khẽ hỏi: "Con trai, con không cố hơn xíu nữa được sao con?". Giọng thằng bé thỏ thẻ: "Cô ơi, trước đây, không có thầy cô nào chịu nổi con. Rồi ba mẹ gửi con vô trường giáo dưỡng tận Sài Gòn. Thầy cô trong đó cũng không chịu nổi con luôn. Giờ con lại về đây. Con biết ba mẹ, thầy cô chán con lắm rồi! Nếu không phải là cô, con cũng không ráng được như này đâu. Con thương cô nên con bớt quậy phá rồi mà. Cô muốn con làm hơn, con chịu không nổi, con buông đó cô. Cô ơi, cô tiếp tục thương con y vậy nghe cô. Để con học hết năm này, rồi tốt nghiệp, con đi học lái xe kiếm sống. Con không làm muộn phiền cô và ba mẹ nữa". Thằng bé cao lớn gấp đôi cô nó, mắt ươn ướt, nói mấy lời tưởng như không phải là nó. Mà không, đó mới chính là nó!

Trong hàng trăm, hàng ngàn học trò đã đi qua cuộc đời mình cũng là những mảnh ghép khác nhau, tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đã có nhiều em bối rối tâm sự cùng mình: "Cô ơi, giờ mà con bước lệch là con sẽ trượt ngã đó cô. Con không biết nên bước chân nào lên trước nữa. Con căng thẳng, bấn loạn lắm, chẳng nghĩ được gì". Giọng cậu học trò dù cố nén, cũng không sao giấu nổi vẻ thảng thốt, âu lo. Cậu ấy tâm sự với mình không cốt để nghe một lời chỉ đường vẽ lối mà theo lời cậu bé: "Nói với cô, tự dưng con thấy nhẹ lòng, tỉnh táo. Con tin mình sẽ lựa chọn đúng đắn. Bởi con biết, không ai có thể quyết định để sống thay cuộc đời của con. Và con quyết không bao giờ hối hận với những gì mình đã lựa chọn".


 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Có lần cậu học trò cũ tới thăm. Năm nay cậu đã 27 tuổi, nghĩa là đã 12 năm sau ngày mình dạy dỗ. Cậu kể đời con chưa có một ngày sáng sủa. Dạo cách đây 5 năm, cậu đã lạc lối, một chân gần như bước vào vòng tội lỗi. "Bất chợt trong khoảnh khắc ấy, con thoáng nghĩ đến cô, ý nghĩ ấy cứ ngày một rõ ràng. Rồi con cố gắng rút cái chân ấy ra, loạng choạng quay đầu". Sao mà cậu bé nói như thơ! Chắc con nhìn đời giờ đã khác, thấy có chút gì dịu dàng trong đó…

Thời gian trôi qua, những cô bé, cậu bé học trò ngây thơ ngày nào giờ đã lớn khôn, trưởng thành. Trên bước đường đời, tuy mỗi em có cuộc sống khác nhau nhưng đâu đó các em vẫn không quên mình, một cô giáo đã từng dìu dắt các em một thời. Chỉ có vậy thôi mà mình cảm thấy hạnh phúc lắm rồi!

Phương Thảo (nld)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.