Giữ nguyên định mức giáo viên đối với tất cả bậc học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ÐT) vừa ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BGDÐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

 



Theo đó, quy định về định mức số lượng người làm việc (còn gọi là biên chế) không thay đổi so với quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDÐT-BNV, áp dụng đối với tất cả cơ sở giáo dục phổ thông công lập gồm trường tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trường THCS, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường THPT, trường THPT chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường phổ thông có nhiều cấp học và trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Cụ thể, đối với bậc tiểu học, các trường tổ chức dạy học một buổi/ngày được bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp. Ðối với các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,5 giáo viên/lớp. Ở bậc THCS, mỗi trường được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp. Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp. Riêng đối với bậc THPT, mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,4 giáo viên/lớp và trường THPT chuyên tối đa 3,1 giáo viên/lớp.

Ngoài ra, bộ cũng quy định thêm một số vị trí việc làm kiêm nhiệm giáo viên được hưởng định mức giảm tiết dạy gồm: giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh và giáo viên kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường. Riêng đối với các vị trí thực hiện nhiệm vụ vệ sinh và bảo vệ, các trường được bố trí lao động theo hình thức ký hợp đồng. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú có thể bố trí thêm lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.