Niềm tin "mũi giáp công" điều trị - Kỳ 2: Nỗ lực hình thành hệ thống điều trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với sự gia tăng nhanh chóng của số ca bệnh, ngành Y tế đã chủ động, linh hoạt trong việc triển khai các cơ sở cách ly tập trung và điều trị Covid-19.
Cách ly số lượng lớn
Sau khi điều tra, truy vết, bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, một trong vấn đề quan trọng nhất là phải tổ chức cách ly các trường hợp tiếp xúc gần (F1) để bảo đảm việc không để mầm bệnh lây lan trong cộng đồng.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Khu cách ly tập trung của tỉnh
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Khu cách ly tập trung của tỉnh
Hoạt động cách ly không những đòi hỏi một nguồn lực lớn về kinh phí mà còn cả cơ sở vật chất cần thiết để bảo đảm an toàn, đời sống sinh hoạt cho người dân cả một thời gian dài, có những thời điểm phải lên đến 21 ngày.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bố trí 66 cơ sở cách ly tập trung, với tổng số giường tối đa có thể sử dụng là 7.001 gường bệnh. Trong đó, khu cách ly do quân đội quản lý là 650 giường; khu cách ly do các huyện, thành phố quản lý là 5.971 giường.
Ngoài ra, tỉnh đã hình thành cách ly tại cơ sở lưu trú đối với người cách ly tự chi trả và cán bộ, nhân viên y tế với năng lực tiếp nhận cách ly, gồm 64 cơ sở và 985 giường. Trong đó, cơ sở cách ly do người cách ly tự nguyện chi trả là 54 cơ sở và 765 giường; cơ sở cách ly cho cán bộ y tế 10 cơ sở và 220 giường.
Thời gian qua, khi xuất hiện ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh, số lượng người được cách ly tập trung và các hình thức các ly khác để bảo đảm phòng, chống dịch rất lớn. Từ đầu năm 2021 đến 30/8, đã có 112.777 trường hợp thực hiện cách ly, theo dõi phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, các địa phương đã tiến hành cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung của huyện và tỉnh là 8.094 trường hợp; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 33.353 trường hợp; cách ly y tế tại cơ sở y tế 431 trường hợp; tư vấn và khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe là 70.899 trường hợp.
Tùy theo các cấp độ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thành phố sẽ mở rộng và thành lập thêm các cơ sở cách ly tập trung cho phù hợp.
Chủ động các phương án điều trị
Theo bác sĩ Trần Quang Hào, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế, để đáp ứng yêu cầu điều trị cho số bệnh nhân trên địa bàn, từ một cơ sở điều trị ban đầu là Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 40 giường bệnh, hiện toàn tỉnh đã có thêm 7 cơ sở điều trị Covid-19 khác.
Được Bộ Y tế và doanh nghiệp hỗ trợ, hiện toàn tỉnh có 99 máy thở. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh 22 máy, Trung tâm Y tế  các huyện: Tuy Đức 7, Krông Nô 10, Đắk Song 8, Đắk R’lấp 11, Đắk Glong 15, Đắk Mil 15, Cư Jút 11.

Bệnh viện dã chiến số 1 được thành lập đặt tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong
Bệnh viện dã chiến số 1 được thành lập đặt tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong
Hiện nay, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn đang ở cấp độ 1. Cụ thể, số trường hợp mắc Covid-19 đến 300 người (trong đó 10% giường cho bệnh nặng và nguy kịch) và số người cần cách ly y tế tập trung là 4.000 đến 7.000 người. Vì vậy, đối với bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, nhẹ và vừa, tỉnh thành lập Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong quy mô 160 giường bệnh.
Trung tâm Y tế các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R’lấp, Cư Jút, Sở Y tế giao 20 giường bệnh/1 trung tâm, tổng cộng 80 giường bệnh. Bệnh xá Công an tỉnh có 30 giường bệnh thu dung tại địa bàn TP. Gia Nghĩa. Đối với bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chuẩn bị 40 giường bệnh.
Trước sự gia tăng nhanh của số ca mắc Covid-19 và dự báo dịch bệnh tiếp tục phức tạp, khó lường, ngành Y tế đã xây dựng phương án các cơ sở điều trị phải đáp ứng nhu cầu tối đa cấp độ thu dung điều trị 1.000 giường bệnh. Trong đó, một số cơ sở điều trị phải được đầu tư, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, để góp phần tăng cường năng lực điều trị, giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân nặng.
Cụ thể, nếu dịch diễn biến theo cấp độ 2, tức là số trường hợp mắc Covid-19 từ trên 300 người đến 700 người (trong đó 10% giường cho bệnh nặng và nguy kịch). Số người cần cách ly y tế tập trung là 7.000 đến 14.000 người. Ngoài số giường hiện đã bố trí ở cấp độ 1, tỉnh sẽ thêm 400 giường bệnh.
Theo đó, đối với bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng, nhẹ và vừa, Trung tâm Y tế các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk R’lấp, Cư Jút được giao thêm 20 giường bệnh/1 trung tâm. Riêng Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil là 40 giường bệnh, với tổng số tăng thêm 160 giường bệnh.
Ngành Y tế tỉnh phối hợp Quân khu 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập Bệnh viện dã chiến tại Trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh ở xã Trường Xuân (Đắk Song) với quy mô 200 giường.
Trong tình huống dịch diễn biến theo cấp độ 3, tức là số trường hợp mắc Covid-19 từ trên 700 người trở lên đến 1.000 người (trong đó 10% giường cho bệnh nặng và nguy kịch). Số người cần cách ly y tế tập trung là 14.000 đến tối đa khoảng 20.000 người. Ngoài số giường hiện có ở cấp độ 2 sẽ thêm 300 giường bệnh.
Cụ thể, đối với bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, nhẹ, vừa, ngành Y tế sẽ thành lập các bệnh viện dã chiến số 2 tại Đắk Mil với việc trưng dụng Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil, với quy mô 170 giường; đồng thời thành lập thêm Khu điều trị Covid-19 tại Đại đội bộ binh 1 với quy mô 100 giường bệnh.
Đối với bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, ngoài 40 giường bệnh đã bố trí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được giao chuẩn bị thêm 30 giường.
Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, khi số ca mắc từ 1.000 giường bệnh trở lên, lúc đó sẽ có phương án riêng, phù hợp hơn nữa. Tuy nhiên, tổng cộng chung là ngành xây dựng kịch bản điều trị phải đáp ứng 1.000 giường bệnh. Trong đó, 100 giường bệnh dành cho F0 nặng và nguy kịch: 900 giường bệnh dành cho điều trị F0 không triệu chứng, nhẹ, vừa trung bình.
Áp dụng điều trị phân tầng
Bên cạnh đó, áp dụng kinh nghiệm điều trị ở các tỉnh, thành phía Nam, nhất là TP. HCM, ngành Y tế sẽ áp dụng mô hình điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng” để nâng cao năng lực thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Việc phân tầng điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng” nhằm quản lý các trường hợp F0 chặt chẽ, phù hợp với diễn biến của bệnh.
Qua đó, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ; xử lý kịp thời các trường hợp F0 có bệnh nền, diễn biến nặng, phải hồi sức, hạn chế tử vong. Đây là cách thích ứng với diễn biến của dịch bệnh trong thời điểm hiện nay.
Việc phân tầng điều trị F0 còn là cách để ngành Y tế giảm áp lực cho nhân viên y tế, không dàn trải quá mức trang thiết bị lẫn nhân lực. Bởi, mỗi một tầng sẽ được bố trí trang thiết bị và nhân viên y tế chuyên ngành điều trị phù hợp nhất để điều trị có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các cơ sở y tế phải nâng cao năng lực xét nghiệm sàng lọc hiệu quả hơn, kịp thời tách F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời điều trị tích cực hơn, giảm bệnh nhân F0 chuyển đến các tầng điều trị cao hơn và tuyệt đối không để bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện nghiêm song hành nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và khám chữa bệnh cho Nhân dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh và người nhà, cán bộ, nhân viên y tế, thiết lập môi trường bệnh viện thật sự an toàn.
Theo Bài, ảnh: Ngô Đồng (baodaknong.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.